Xây dựng chợ cá ở những địa điểm nào là thích hợp? Công nhân làm việc tại chợ cá cần tuân thủ những yêu cầu gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Xây dựng chợ cá ở những địa điểm nào là thích hợp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT về Chợ cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định yêu cầu về địa điểm của chợ cá phải được xây dựng tại những địa điểm đáp ứng các yêu cầu sau:
- Gần cảng cá, bến cá hoặc khu vực có nguồn nguyên liệu tập trung.
- Có đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển.
- Có nguồn nước, nguồn điện đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu sử dụng.
- Cách biệt với khu dân cư và xa các nguồn gây nhiễm cho thuỷ sản.
- Không bị ngập nước, đọng nước.
Xây dựng chợ cá ở những địa điểm nào là thích hợp? Phương tiện bốc xếp, vận chuyển đối với chợ cá thực hiện như thế nào?
Phương tiện bốc xếp, vận chuyển đối với chợ cá thực hiện như thế nào?
Theo yêu cầu tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT về Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm quy định về vận chuyển, cụ thể như sau:
"2.3. Vận chuyển
2.3.1. Quy định chung về vận chuyển
2.3.1.1. Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản phải được thao tác cẩn thận trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, tránh làm hư hại, làm bẩn bao bì và sản phẩm.
2.3.1.2. Không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm thuỷ sản để vận chuyển sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm thuỷ sản. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác, phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm thuỷ sản.
2.3.1.3. Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản và các dụng cụ bên trong phương tiện vận chuyển phải nhẵn, dễ làm sạch và khử trùng. Không được vận chuyển sản phẩm thuỷ sản bằng các phương tiện không đảm bảo vệ sinh.
2.3.1.4. Phương tiện, dụng cụ vận chuyển sản phẩm thuỷ sản phải được làm vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.
2.3.2. Yêu cầu về nhiệt độ trong quá trình vận chuyển
Trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hoặc container được sử dụng để vận chuyển sản phẩm thực phẩm phải có khả năng bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và cho phép theo dõi được nhiệt độ này.
2.3.3. Trách nhiệm khi vận chuyển và lưu kho
Người vận chuyển và thủ kho có trách nhiệm đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản sản phẩm đang được lưu trữ, phải phù hợp với những quy định trong Quy chuẩn này."
Đồng thời, tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT về Chợ cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Phương tiện bốc xếp, vận chuyển thủy sản phải là phương tiện chuyên dùng; được chế tạo từ vật liệu không gây độc cho thủy sản, dễ làm vệ sinh, khử trùng.
- Không được sử dụng phương tiện bốc xếp, vận chuyển thủy sản vào việc khác có thể gây nhiễm bẩn cho thủy sản. Nếu đã sử dụng vào việc khác, phương tiện đó phải được vệ sinh khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng bốc xếp, vận chuyển thủy sản.
- Việc bốc xếp, vận chuyển phải nhanh, gọn và tránh lây nhiễm cho thủy sản.
Công nhân làm việc tại chợ cá cần tuân thủ những yêu cầu gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Yêu cầu đối với công nhân làm việc tại chợ cá phải theo đúng quy định tại tiểu mục 2.1.14 Mục 2.1 QCVN 02-01 2009/BNNPTNT về Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm như sau:
"2.1.14. Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
2.1.14.1. Yêu cầu chung
a. Công nhân có bệnh truyền nhiễm hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, tiêu chảy... không được làm việc trong những công đoạn sản xuất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm.
b. Công nhân sơ sản xuất sản phẩm phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khoẻ mỗi năm tối thiểu một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo qui định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của từng công nhân, phải được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại cơ sở để có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu.
c. Cán bộ quản lý sản xuất, công nhân tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo.
2.1.14.2. Bảo hộ lao động
a. Công nhân sản xuất trong thời gian làm việc phải:
i. Trang phục bảo hộ lao động và đi ủng.
ii. Đội mũ bảo hộ che kín tóc,
iii. Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng và mũi.
iv. Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng.
b. Quần áo bảo hộ phải được cơ sở chế biến tập trung giặt sạch sau mỗi ca sản xuất. Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra ngoài khu vực sản xuất.
c. Công nhân chế biến sản phẩm chưa bao gói phải mặc quần áo bảo hộ sáng màu.
d. Quần áo, vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu vực chế biến.
đ. Cán bộ quản lý, khách tham quan không được mang đồ trang sức, đồ vật dễ rơi, hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh và phải mặc bảo hộ lao động khi vào phân xưởng sản xuất."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?