Xác định vị trí mốc phân định ranh giới rừng được tiến hành trong trường hợp nào? Tiến hành cắm mốc phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào?
Việc xác định vị trí mốc phân định ranh giới rừng được tiến hành trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về xác định vị trí mốc, bảng như sau:
Xác định vị trí mốc, bảng
1. Những khu rừng đã xác định vị trí mốc, bảng phù hợp với kết quả thiết kế vị trí các mốc, bảng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, không thực hiện xác định lại vị trí.
2. Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, tiến hành xác định vị trí mốc, bảng như sau:
a) Căn cứ kết quả thiết kế vị trí các mốc, bảng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để xác định vị trí mốc, bảng ngoài thực địa, trừ các vị trí mốc trùng với điểm đặc trưng;
b) Căn cứ kết quả tại điểm a khoản này để xác định cụ thể tọa độ vị trí mốc, bảng trên đường phân định ranh giới của khu rừng. Tọa độ vị trí mốc, bảng được đo 03 lần bằng GPS lấy giá trị bình quân và lập bản tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ mốc, bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp vị trí mốc, bảng trên thực địa có sai khác so với thiết kế trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này, phải hiệu chỉnh vị trí mốc, bảng trên bản đồ cho phù hợp với thực địa.
Theo quy định trên, những khu rừng đã xác định vị trí mốc phù hợp với kết quả thiết kế vị trí các mốc phân định ranh giới của chủ rừng thì không thực hiện xác định lại vị trí.
Không thuộc trường hợp trên thì tiến hành xác định vị trí mốc phân định ranh giới rừng như sau:
- Căn cứ kết quả thiết kế vị trí các mốc phân định ranh giới của chủ rừng để xác định vị trí mốc ngoài thực địa, trừ các vị trí mốc trùng với điểm đặc trưng;
- Căn cứ kết quả trên để xác định cụ thể tọa độ vị trí mốc trên đường phân định ranh giới của khu rừng. Tọa độ vị trí mốc được đo 03 lần bằng GPS lấy giá trị bình quân và lập bản tọa độ vị trí mốc theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
- Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ mốc theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
Trường hợp vị trí mốc trên thực địa có sai khác so với thiết kế trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này, phải hiệu chỉnh vị trí mốc trên bản đồ cho phù hợp với thực địa.
Tiến hành cắm mốc phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào? (Hình từ Internet)
Mốc phân định ranh giới rừng có kích thước như thế nào và phải ghi những thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về mốc, bảng như sau:
Quy định về mốc, bảng
1. Quy định về mốc
a) Mốc làm bằng bê tông cốt thép đảm bảo bền vững, chắc chắn, có tiết diện hình chữ nhật, kích thước mốc: cao 100 cm, rộng 30 cm, dày 12 cm, có đế dùng để cắm mốc.
b) Mốc ghi tên chủ rừng, loại rừng và số hiệu mốc. Phần mốc nổi trên mặt đất sơn màu trắng, chữ số được viết trên mặt bên của mốc, cách mặt trên của mốc 3 cm; chữ in hoa đều nét, cỡ chữ cao 3 cm, rộng 2 cm bằng sơn đỏ.
...
3. Đối với những nơi đã cắm mốc, bảng khác với quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, vẫn được tiếp tục sử dụng mốc, bảng cũ.
Theo quy định trên, mốc phân định ranh giới rừng làm bằng bê tông cốt thép đảm bảo bền vững, chắc chắn, có tiết diện hình chữ nhật, kích thước mốc: cao 100 cm, rộng 30 cm, dày 12 cm, có đế dùng để cắm mốc.
Mốc phân định ranh giới rừng ghi tên chủ rừng, loại rừng và số hiệu mốc. Phần mốc nổi trên mặt đất sơn màu trắng, chữ số được viết trên mặt bên của mốc, cách mặt trên của mốc 3 cm; chữ in hoa đều nét, cỡ chữ cao 3 cm, rộng 2 cm bằng sơn đỏ.
Đối với những nơi đã cắm mốc khác với quy định trên thì vẫn được tiếp tục sử dụng mốc phân định ranh giới cũ.
Tiến hành cắm mốc phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về cắm mốc, bảng trên thực địa như sau:
Cắm mốc, bảng trên thực địa
1. Những khu rừng đã cắm mốc, bảng phù hợp với quy định tại Điều 10 Thông tư này, không thực hiện cắm lại.
2. Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, tiến hành cắm mốc, bảng như sau:
a) Mốc được cắm cố định xuống đất trên đường phân định ranh giới rừng bảo đảm bền vững, chắc chắn, phần nổi trên mặt đất cao 50 cm, mặt ghi số hiệu mốc và tên khu rừng quay ra phía ngoài.
...
Theo đó, những khu rừng đã cắm mốc phù hợp với quy định thì không thực hiện cắm lại.
Trường hợp mốc phân định ranh giới rừng chưa phù hợp thì tiến hành cắm mốc như sau:
- Mốc được cắm cố định xuống đất trên đường phân định ranh giới rừng bảo đảm bền vững, chắc chắn, phần nổi trên mặt đất cao 50 cm, mặt ghi số hiệu mốc và tên khu rừng quay ra phía ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?