Xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào đâu?
Xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại như sau:
Xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại
Căn cứ các văn bản quy định về từng lĩnh vực lao động, người có công và xã hội để xác định thẩm quyền giải quyết:
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng áp dụng theo Luật Khiếu nại và Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo (sau đây viết là Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014);
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực người có công với cách mạng áp dụng theo Luật Khiếu nại và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội áp dụng theo Luật Khiếu nại và Luật Bảo hiểm xã hội;
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội áp dụng theo Luật Khiếu nại và các quy định liên quan;
Đối với đơn khiếu nại không thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải căn cứ các quy định của pháp luật để xác định thẩm quyền giải quyết.
Theo đó, căn cứ các văn bản quy định về từng lĩnh vực lao động, người có công và xã hội để xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong từng lĩnh vực được quy định cụ thể trên.
Xác định thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào đâu? (hình từ Internet)
Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, người xử lý đơn đề xuất ai thụ lý để giải quyết?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết như sau:
Xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại, người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
2. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý, người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý theo Mẫu số 02-KN ban hành kèm theo Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Như vậy, đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định, người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý, người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý theo mẫu.
Người khiếu nại cung cấp tài liệu gốc tại nơi tiếp công dân thì có được trả lại không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc như sau:
Xử lý đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc
1. Trường hợp người khiếu nại cung cấp tài liệu gốc tại nơi tiếp công dân, người tiếp công dân trả lại cho người khiếu nại sau khi đối chiếu với bản sao hoặc bản chụp.
2. Trường hợp đơn khiếu nại gửi qua đường bưu điện có kèm theo tài liệu gốc, nếu không được thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn sau khi xử lý xong đơn phải trả lại người khiếu nại (yêu cầu gửi bảo đảm để tránh thất lạc của công dân).
3. Trường hợp đơn khiếu nại gửi qua đường bưu điện có kèm theo tài liệu gốc, nếu được thụ lý giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo đó, trường hợp người khiếu nại cung cấp tài liệu gốc tại nơi tiếp công dân, người tiếp công dân trả lại cho người khiếu nại sau khi đối chiếu với bản sao hoặc bản chụp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?