Xá lợi có ý nghĩa gì? Người bình thường có xá lợi không? Đại lễ Vesak có phải là ngày lễ lớn của đất nước không?
Xá lợi có ý nghĩa gì? Người bình thường có xá lợi không?
Xá lợi hay xá lị (tiếng Phạn: sarira) là những viên nhỏ có dạng tròn có màu sắc khác nhau, óng ánh như ngọc trai hay pha lê, thường được tìm thấy sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi viên tịch của các vị cao tăng, đôi khi là răng, tóc, hay mảnh xương.
Xá lợi có ý nghĩa gì?
1. Xá lợi là biểu tượng của sự thanh tịnh và tu hành giác ngộ
Xá lợi được xem là kết tinh của giới – định – tuệ mà vị tu hành đạt được trong quá trình tu luyện. Người đạt đến trình độ tâm linh cao, thân tâm thanh tịnh thì sau khi hỏa táng mới có xá lợi.
Sự xuất hiện của xá lợi thường là bằng chứng cho thấy người đó đã đạt được một mức độ chứng ngộ cao, có thể là A-la-hán, Bồ-tát hay các bậc cao tăng đắc đạo.
2. Vật thiêng để chiêm bái và hộ trì tâm linh
Phật tử tin rằng xá lợi có năng lực gia trì, giúp người chiêm bái khởi phát đức tin, tiêu trừ nghiệp chướng và phát tâm tu hành. Vì vậy, xá lợi thường được thờ trong tháp Phật hoặc bảo tháp xá lợi ở các chùa lớn.
3. Sự gắn kết tâm linh
Xá lợi được lưu giữ không chỉ như một di vật thiêng liêng, mà còn với niềm tin rằng nó lan tỏa “phước lành” hoặc “ân sủng” đến những ai có duyên chiêm bái, tôn kính. Trong tâm thức của nhiều Phật tử, sự hiện diện của xá lợi mang lại cảm giác an lành, khơi dậy niềm tin sâu sắc, và khích lệ tâm hướng thiện. Nó không chỉ là biểu tượng vật chất, mà còn là cầu nối tâm linh, khơi dậy lòng tin sâu sắc và truyền cảm hứng tu tập.
Người bình thường có xá lợi không?
Xá lợi là kết quả của tâm thanh tịnh và công đức tu hành. Tuy phần lớn xá lợi xuất hiện nơi thân thể của các bậc thánh tăng, nhưng người bình thường vẫn có thể có xá lợi nếu sống đạo đức, giữ giới, hành thiện, nuôi dưỡng tâm từ bi sâu sắc và có đức tin vững vàng.
Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm và khó xác định chính xác. Việc xuất hiện xá lợi không phải là mục tiêu mà người tu hành hướng đến, điều cốt lõi vẫn là tu sửa nội tâm, hành thiện tích đức, và sống đúng chánh pháp.
>> Hướng dẫn chiêm bái xá lợi Phật ở Chùa Quán Sứ? Lịch chiêm bái xá lợi Phật ở Chùa Quán Sứ chi tiết?
Thông tin "Xá lợi có ý nghĩa gì? Người bình thường có xá lợi không?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lưu ý:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
(Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016)
Xá lợi có ý nghĩa gì? Người bình thường có xá lợi không? (Hình từ Internet)
Người tham gia chiêm bái Xá lợi Phật tại Đại lễ Vesak có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia chiêm bái Xá lợi Phật tại Đại lễ Vesak có quyền và trách nhiệm như sau:
(1) Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(2) Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Đại lễ Vesak có phải là ngày lễ lớn của đất nước không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Đại lễ Vesak không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 15 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 15 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Mẫu đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu hiện nay? Hướng dẫn cách viết?
- TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2025? Hướng dẫn tự đánh giá TEMIS chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025?
- Giá vé máy bay ngày 2 9 đi Hà Nội có tăng không? Giá vé máy bay nội địa do ai quyết định theo quy định hiện nay?
- Thứ tự 12 con giáp may mắn trong năm nay theo tử vi? Xem tử vi có phải là một hoạt động tín ngưỡng?