Lễ rước xá lợi Phật là gì? Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
Lễ rước xá lợi Phật là gì?
Lễ rước xá lợi Phật là một nghi lễ trang trọng trong Phật giáo nhằm cung nghinh, tôn trí và chiêm bái xá lợi của Đức Phật hoặc các vị thánh tăng. Lễ rước xá lợi thường diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng. Xá lợi được cung nghinh trên kiệu hoặc xe hoa, đi qua các tuyến đường trong sự hộ tống của chư tăng và hàng ngàn Phật tử, trong tiếng tụng kinh, niệm Phật vang vọng. Sau đó, xá lợi sẽ được an vị tại một ngôi chùa, lễ đài hoặc bảo tháp để đại chúng chiêm bái. Người tham dự thường dâng hương, cầu nguyện, phát nguyện tu hành và nuôi dưỡng tâm từ bi, hỷ xả.
Việc tổ chức lễ rước xá lợi không nhằm mục đích phô trương hay thần thánh hóa vật thể mà hướng đến việc gieo duyên lành, lan tỏa đức tin và khơi dậy tinh thần tu học trong cộng đồng. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa văn hóa tâm linh sâu sắc. Nó tạo nên sự gắn kết giữa con người và mang giá trị giác ngộ, là dịp để mỗi người nhìn lại chính mình, hướng về điều thiện, sống an lạc, chan hòa và tỉnh thức giữa đời sống hiện đại đầy xáo trộn.
>> Hướng dẫn chiêm bái xá lợi Phật ở Chùa Quán Sứ? Lịch chiêm bái xá lợi Phật ở Chùa Quán Sứ chi tiết?
Lưu ý: Thông tin "Lễ rước xá lợi Phật là gì?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ rước xá lợi Phật là gì? Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc? (Hình từ Internet)
Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
Tham khảo "Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?" dưới đây:
Dự kiến 5h30 sáng 17/5/2025, Xá lợi Phật sẽ được cung tiễn từ chùa Quán Sứ (73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến chùa Tam Chúc (Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam). Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc như sau:
Thời gian: Bắt đầu từ 15h ngày 17/5/2025 đến 12h ngày 20/5/2025. Trong đó, từ sáng 18/5/2025 đến sáng 20/5/2025, khung giờ chiêm bái từ 5h30-22h. Địa điểm: Điện Tam Thế, chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. |
Thông tin "Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lưu ý:
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
(Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016)
Lễ rước xá lợi Phật là gì? Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc? (Hình từ Internet)
Lịch trình Đại lễ Vesak như thế nào? Lịch trình Vesak ra sao?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì lịch trình Vesak 2025 như sau:
(1) Mùng 8/4/Ất Tỵ (5/5/2025): Lễ Mộc dục.
- Đúng 4 giờ: Tất cả cơ sở tự viện toàn Thành phố đồng loạt trang nghiêm cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thới dân an.
- Lúc 19 giờ 30: Rước kiệu, thỉnh tôn tượng Đức Phật đản sinh từ tổ đình Ấn Quang đến lễ đài chính GHPGVN Thành phố (Việt Nam Quốc Tự) và cử hành lễ Mộc dục.
Các đơn vị trực thuộc Giáo hội Thành phố (các ban chuyên môn, Phân ban Ni giới, Trường Trung cấp Phật học, Báo Giác Ngộ, Phật giáo Nam tông (Kinh/ Khmer), Phật giáo hệ phái Khất sĩ, Phật giáo người Hoa, GHPGVN TP.Thủ Đức và 21 quận huyện) thiết trí xe hoa (kích thước theo quy định), cử Tăng, Ni Thường trực đại diện tập trung trước tổ đình Ấn Quang trang nghiêm tháp tùng đoàn Ban Thường trực thực hiện nghi lễ thỉnh Phật đản sanh theo lộ trình:
Sư Vạn Hạnh (trước cổng tổ đình Ấn Quang) -> Ngô Gia Tự -> Điện Biên Phủ -> Cao Thắng -> Ba Tháng Hai -> Việt Nam Quốc Tự (cổng chính).
(2) Mùng 9/4/Ất Tỵ (6/5/2025): Diễu hành xe hoa đến Học viện
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài.
- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh).
* Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 -> Hồng Bàng -> Kinh Dương Vương -> số 7 -> Trần Văn Giàu -> Lê Đình Chi -> Lê Chính Đang -> Mai Bá Hương -> Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.
(3) Ngày 12/4/Ất Tỵ (9/5/2025): Chương trình văn nghệ
- Lúc 19 giờ: Tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM thực hiện chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản.
(4) Ngày 13/4/Ất Tỵ (10/5/2025): Diễu hành xe hoa.
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đến đường Hoàng Duy Khương và Cao Thắng (nối dài).
- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569.
* Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 -> Sư Vạn Hạnh -> An Dương Vương -> Nguyễn Văn Cừ -> Trần Hưng Đạo -> Lê Lai -> Phạm Hồng Thái -> CMT8 (Bồ-tát Thích Quảng Đức) -> Lý Thường Kiệt -> Lạc Long Quân -> Âu Cơ -> Lê Đại Hành -> đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự).
(5) Ngày 15/4/Ất Tỵ (12/5/2025): Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569.
- Đúng 4 giờ: Tất cả cơ sở tự viện toàn Thành phố, đồng loạt trang nghiêm cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sinh.
- Từ 5 giờ: Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử TP.Thủ Đức và 21 quận huyện tập trung về lễ đài chính của GHPGVN Thành phố để tham dự Đại lễ.
- Đúng 6 giờ: Đại lễ Phật đản chính thức bắt đầu với chương trình:
1. Cung thỉnh chư tôn đức giáo phẩm, quan khách quang lâm lễ đài.
2. Tuyên bố lý do, thông qua chương trình, giới thiệu thành phần tham dự
3. Niệm Phật cầu gia bị.
4. Chào Quốc kỳ - Đạo kỳ.
5. Phút nhập Từ bi quán.
6. Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
7. Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 của Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
8. Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
9. Phát biểu của lãnh đạo TP.HCM.
10. Nghi thức cúng dường Phật đản:
- Cử ba hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sanh;
- Niệm hương;
- Tụng kinh Khánh đản.
11. Trao bảng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo”, “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu tổ quốc” TP.HCM năm 2025.
12. Cảm tạ của Ban Tổ chức.
13. Hồi hướng.
* Lưu ý:
- Chư tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ.
- Ban Trị sự GHPGVN Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ, sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố nào?
- Mẫu Báo cáo kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm mới nhất là mẫu nào? Tải về Báo cáo kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm?
- Mẫu phiếu thanh toán xăng dầu mới nhất? Tải mẫu phiếu thanh toán xăng dầu? Phiếu thanh toán xăng dầu là gì?
- Hình ảnh Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh? Ý nghĩa Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh? Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh có phải ngày lễ lớn?
- Lực lượng quản lý bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 được quy định như thế nào?