Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng căn cứ vào đâu? Nội dung kế hoạch gồm những gì?
Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về xây dựng, ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Xây dựng, ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, định hướng công tác quân sự, quốc phòng, tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan, trình Bộ trưởng ký ban hành trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
2. Căn cứ kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Quốc phòng và tình hình nhiệm vụ, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội; Ban Cơ yếu Chính phủ; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga; các học viện, trường sĩ quan, bệnh viện, doanh nghiệp trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời chỉ đạo việc ban hành kế hoạch của cấp thuộc quyền. Kế hoạch do chính ủy, chính trị viên hoặc người chỉ huy ký ban hành.
...
Như vậy, căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, định hướng công tác quân sự, quốc phòng, tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Quốc phòng, lấy ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan, trình Bộ trưởng ký ban hành trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải thông qua ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về xây dựng, ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Xây dựng, ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
...
3. Xây dựng, Điều chỉnh kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải thông qua Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp; cơ quan, đơn vị không có Hội đồng phải xin ý kiến cơ quan, đơn vị liên quan trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành.
4. Ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, đề án thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đối với từng chương trình, đề án.
Như vậy, xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải thông qua Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp.
Cơ quan, đơn vị không có Hội đồng phải xin ý kiến cơ quan, đơn vị liên quan trước khi trình người có thẩm quyền ký ban hành.
Nội dung kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về nội dung kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Nội dung kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Mục đích, yêu cầu;
2. Các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản thực hiện trong năm; trong đó xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng nhiệm vụ, biện pháp, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành;
3. Kinh phí bảo đảm;
4. Tổ chức thực hiện;
5. Nội dung khác theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cơ quan, đơn vị.
Theo đó, nội dung kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
- Mục đích, yêu cầu;
- Các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản thực hiện trong năm; trong đó xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng nhiệm vụ, biện pháp, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành;
- Kinh phí bảo đảm;
- Tổ chức thực hiện;
- Nội dung khác theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cơ quan, đơn vị.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không giảm tốc độ xe ô tô và mức phạt mới nhất? 13 trường hợp phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn?
- Đã hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 thì có được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
- Nhập trạch là gì? Mâm lễ cúng nhà mới có gì? Những điều kiêng kỵ trong lễ cúng nhà mới cần biết?
- Công thức tính thể tích hình cầu? Ví dụ tính thể tích hình cầu là gì? Nhiệm vụ của học sinh là gì?
- Hạn Diêm Vương là hạn gì? Cúng giải hạn Diêm Vương có phải mê tín dị đoan? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải hạn bị phạt bao nhiêu?