Vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không?

Vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không? Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có được đầu tư ra nước ngoài không?

Với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không?

Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Vốn điều lệ tối thiểu
...
3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
...

Theo đó, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

(1) Đối với trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng Việt Nam;

(2) Đối với trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 900 tỷ đồng Việt Nam;

(3) Đối với trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: vốn điều lệ tối thiểu là 1.400 tỷ đồng Việt Nam.

Như vậy, với với điều lệ là 1 tỷ đồng thì chưa đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu để được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ.

Trách nhiệm dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, trách nhiệm dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định như sau:

- Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

- Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Điều 41 Nghị định này hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định này trước khi áp dụng.

- Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải thường xuyên đánh giá phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ, bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để đáp ứng trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết.

- Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định này.

+ Trường hợp thay đổi cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ trường hợp giảm lãi suất kỹ thuật để đáp ứng hướng dẫn của Bộ Tài chính) doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng, kèm tài liệu chứng minh cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ phù hợp quy định tại Điều 45 Nghị định này.

Với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không?

Với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không? (Hình từ Internet).

Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có được đầu tư ra nước ngoài không?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định về điều kiện đầu tư ra nước ngoài như sau:

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
1. Thuộc đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại pháp luật đầu tư và pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;
b) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định này;
c) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất;
d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
4. Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
...

Trong đó, có điều kiện doanh nghiệp tái bảo hiểm không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.

Do đó, doanh nghiệp tái bảo hiểm không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền dưới 400 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng hoặc quá 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị có thể được đầu tư ra nước ngoài.

Doanh nghiệp tái bảo hiểm Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi mức vốn điều lệ có cần sự chấp thuận của Bộ Tài chính không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm phải gửi bộ hồ sơ xin giải thể đến Bộ Tài chính trước hay sau khi thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ để làm gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tổng Giám đốc doanh nghiệp tái bảo hiểm có bắt buộc có bằng đại học về chuyên ngành bảo hiểm không?
Pháp luật
Trước khi bổ nhiệm Tổng giám đốc doanh nghiệp tái bảo hiểm phải được ai chấp thuận? Tải Mẫu Đơn đề nghị bổ nhiệm?
Pháp luật
Tổng giám đốc của doanh nghiệp tái bảo hiểm có được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp tái bảo hiểm khác hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Dự kiến bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp tái bảo hiểm thì phải đáp ứng các điều kiện nào? Tải Mẫu Đơn đề nghị bổ nhiệm Giám đốc?
Pháp luật
Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tái bảo hiểm mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp tái bảo hiểm
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
440 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp tái bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào