05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?

05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục ban hành kèm Thông tư 32?

05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học?

Tham khảo 05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học dưới đây:

Đoạn văn 1

Chào cô giáo và các bạn thân mến. Em tên là … năm nay em 9 tuổi, là học sinh lớp 4A Trường Tiểu học …. Em sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình em có 4 người gồm ba, mẹ, em và em gái của em. Mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Mỗi buổi tối sau khi ăn cơm xong cả nhà thường ngồi lại xem tivi hoặc trò chuyện về những câu chuyện vui vẻ trong ngày. Em rất yêu gia đình của mình. Sở thích của em là đọc truyện tranh, đặc biệt là truyện Doraemon. Em còn thích học Toán và chơi cờ vua nữa. Mỗi buổi chiều sau khi học bài xong em thường luyện tập chơi cờ với ba. Em rất vui khi được học ở lớp 4A cố giáo rất dịu dàng và bạn bè rất thân thiện. Em mong rằng năm học này sẽ là một năm học thật vui và bổ ích. Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng ba mẹ và thầy cô. Em cũng hy vọng sẽ có thêm nhiều bạn mới và có nhiều kỷ niệm đẹp trong năm học này cùng với các bạn.

Xem đầy đủ 05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học tại đây. Tải về

Lưu ý: Thông tin "05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học" chỉ mang tính chất tham khảo.

05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?

05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn? (Hình từ Internet)

Lập dàn ý đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học?

Tham khảo dàn ý giới thiệu bản thân cho học sinh tiểu học dưới đây để viết một đoạn văn hay:

1. Mở đoạn

Giới thiệu chung về bản thân

- Chào thầy cô, các bạn hoặc người nghe.

- Giới thiệu họ tên, tuổi, quê quán hoặc nơi đang sống của bản thân.

- Giới thiệu lớp, trường đang học.

2. Thân đoạn

Nêu chi tiết về bản thân

- Gia đình: Gia đình có bao nhiêu người? Bố mẹ làm nghề gì? Em có anh chị em không? Tình cảm gia đình ra sao?

- Sở thích và thói quen: Em thích làm gì? Môn học yêu thích của em là môn nào? Vì sao lại thích môn học đó? Hoạt động em thường làm sau giờ học là gì?

- Tính cách và thành tích: Em là người như thế nào? Em đã từng đạt được những thành tích nào?

- Ước mơ trong tương lai: Em muốn lớn lên bản thân làm nghề gì? Vì sao em yêu thích nghề đó?

3. Kết đoạn

Cảm nghĩ và lời hứa: Cảm nghĩ khi học ở lớp và ngôi trường hiện tại. Lời hứa cố gắng học tốt, chăm ngoan, nghe lời cha mẹ.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

Lưu ý: Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về

Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục ban hành kèm Thông tư 32?

Căn cứ quy định tại điểm a Mục 1 Chương VIII Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về một số thuật ngữ như sau:

- Giao tiếp đa phương thức: hình thức giao tiếp sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, không chỉ phương tiện ngôn ngữ mà cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Kiểu văn bản: các dạng văn bản dùng trong viết, được phân chia theo phương thức biểu đạt chính như văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận,...

- Loại văn bản (type): các văn bản có cùng mục đích giao tiếp chủ yếu, bao gồm: văn bản văn học (bộc lộ, giãi bày tình cảm), văn bản nghị luận (thuyết phục), văn bản thông tin (thông báo, giao dịch,...).

- Loại văn học (genre): loại hình văn bản văn học, gồm: truyện, thơ, kịch, kí.

- Năng lực ngôn ngữ: khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) để đọc, viết, nói và nghe.

- Năng lực văn học: một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học.

- Ngữ liệu: từ âm, chữ cho đến văn bản hoặc trích đoạn văn bản thuộc các loại văn bản và thể loại thể hiện dưới các hình thức viết, nói hoặc đa phương thức, dùng làm chất liệu để dạy học.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: những hình ảnh, số liệu, đồ thị, bảng biểu,... góp phần biểu nghĩa trong giao tiếp.

- Thể loại văn học: mỗi loại văn bản văn học bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, ca dao, ngâm khúc, bi kịch, hài kịch,...

- Văn bản biểu cảm: văn bản chủ yếu dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

- Văn bản đa phương thức: văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh.

- Văn bản miêu tả: văn bản chủ yếu dùng để miêu tả.

- Văn bản nghị luận: văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.

- Văn bản nhật dụng: văn bản chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày.

- Văn bản thông tin: văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

- Văn bản thuyết minh: văn bản chủ yếu được dùng để giới thiệu một sự vật, hiện tượng.

- Văn bản tự sự: văn bản chủ yếu dùng để kể lại một sự việc.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?
Pháp luật
05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 chủ đề từ sau tháng 4 1975 đến nay? Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 12 ôn thi THPT quốc gia bài 2 (Phần 2)? Mục tiêu cấp trung học phổ thông môn GDCD?
Pháp luật
Thao tác lập luận giải thích là gì? Ví dụ về thao tác lập luận giải thích? Có được buộc học sinh trung học cơ sở đi học thêm không?
Pháp luật
Dấu hai chấm là gì? Công dụng dấu hai chấm? Cách sử dụng dấu hai chấm? Lớp mấy học về công dụng của dấu hai chấm?
Pháp luật
3 mẫu viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về hòa bình? Yêu cầu cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5 là gì?
Pháp luật
Trạng từ là gì? Các loại trạng từ trong Tiếng Việt? Vị trí của trạng từ trong câu? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Pháp luật
Cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về cụm đồng từ trong tiếng Việt là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở?
Pháp luật
Top 03 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường hay nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào