Viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính bao lâu?
- Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?
- Viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính bao lâu?
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp như thế nào?
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?
Hệ số lương của giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (Hình từ Internet)
Viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính bao lâu?
Điều kiện xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT như sau:
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng 2) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng 2) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp như thế nào?
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp được quy định tại Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục và các quy định pháp luật của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm như sau:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo;
+ Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác;
+ Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học);
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục và các quy định pháp luật của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?