Việc quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào? Vùng đất ngập nước là vùng gì?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước?
- Việc quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?
- Vùng đất ngập nước là vùng gì? Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, cụ thể như sau:
- Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định 66/2019/NĐ-CP;
- Quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Hướng dẫn:
+ Thống kê, kiểm kê và phân loại đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc;
+ Quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng; xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước;
+ Tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn;
+ Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước hoặc vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn;
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định 66/2019/NĐ-CP.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước?
Việc quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?
Việc quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
- Việc quan trắc chế độ thủy văn các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn.
Việc quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc môi trường.
- Nội dung quan trắc đa dạng sinh học và các mối đe dọa vùng đất ngập nước quan trọng thực hiện như sau:
+ Đa dạng sinh học:
++ Quan trắc số lượng và thành phần các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm;
++ Số cá thể loài được ưu tiên bảo vệ;
++ Số lượng cá thể các loài chim nước, chim di cư;
+ Mối đe dọa:
++ Quan trắc số lượng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại;
++ Số lượng các hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng đất ngập nước quan trọng;
++ Các nội dung quan trắc quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
Tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm.
- Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước quan trọng và các kiểu đất ngập nước được quan trắc theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế với tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm.
- Kết quả quan trắc quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT gửi đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Vùng đất ngập nước là vùng gì? Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?
Vùng đất ngập nước là vùng gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
- Thống kê, kiểm kê;
+ Điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước;
+ Quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng;
+ Lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước;
+ Đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar;
+ Hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.
- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?