Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
- Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
- Đối tượng được quyền quy định việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia?
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là gì và bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chung về phân vùng môi trường:
Theo đó, việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.
Trong đó:
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
- Khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm: nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
- Nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
- Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;
- Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Vùng lõi của di sản thiên nhiên (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Vùng hạn chế phát thải bao gồm:
- Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có);
- Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật;
- Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
- Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
- Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.
Vùng khác là khu vực còn lại trên địa bàn.
Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng được quyền quy định việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia:
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
1. Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
2. Nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, thời kỳ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
4. Chính phủ quy định việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Như vậy, Chính phủ quy định việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Trong đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì:
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là gì và bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Đối chiếu theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia:
Theo đó, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm:
- Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu;
- Các nhiệm vụ;
- Các giải pháp thực hiện;
- Chương trình, đề án, dự án trọng điểm;
- Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.
Lưu ý: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì: môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?