Nghị quyết 122/NQ-CP 2025 về Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ra sao?
- Nghị quyết 122/NQ-CP 2025 về Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ra sao?
- Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và BVMT
- Công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường được quy định ra sao?
Nghị quyết 122/NQ-CP 2025 về Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ra sao?
Ngày 8/5/2025, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025 Kế hoạch thực hiện Kết luận 81-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 11 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
>>> TẢI VỀ Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025
Theo Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025, đến năm 2030, phấn đấu đạt một số mục tiêu cụ thể sau:
- Về ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội; thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu;
Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu; chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi bão, lũ xảy ra; bảo đảm 80% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn.
+ Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 15,8% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU); đạt mức tiết kiệm năng lượng khoảng 7 - 10% trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với BAU.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20%.
- Về quản lý tài nguyên:
+ Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng: hoàn thành 85% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền;
+ Hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ; tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỷ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm.
+ Quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, trong đó tập trung: kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước; nâng cao hiệu quả, năng lực khai thác, sử dụng nước và giảm tối đa thất thoát nước trong hệ thống các công trình thủy lợi; giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%;
Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo. Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa.
- Về bảo vệ môi trường:
+ Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phấn đấu đạt 100%; trên 50% nước thải sinh hoạt tại các đô thị loại II trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
+ 100% diện tích các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng được xử lý, cải tạo và phục hồi; hoàn thành xử lý triệt để 100% các điểm nóng và các khu bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam; nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư; 80% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn; 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung.
+ Duy trì độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3 - 5% tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; 70% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý; phục hồi được ít nhất 20% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.
Nghị quyết 122/NQ-CP 2025 về Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và BVMT
Tại Mục 2 Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025, một số nhiệm vụ và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường như sau:
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thúc đẩy các hành động có trách nhiệm của toàn xã hội theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, quản lý hiệu quả chất thải rắn, giảm thiểu rác thải nhựa hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững và trung hoà các-bon.
Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chú trọng giáo dục sớm cho thế hệ trẻ từ bậc tiểu học về nhận thức, ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của doanh nghiệp, người dân trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường dựa trên chuyển đổi sổ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng vai trò phản biện, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội và cộng đồng dân cư trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Thay đổi tư duy và nhận thức, coi thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để phát triển bền vững, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất.
- Phổ biến, thông tin về các yêu cầu, các thực hành tốt, mô hình tiên tiến về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường góp phần chủ động tham gia chuỗi giá trị xanh toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 153 Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
- Nội dung, chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tích hợp, lồng ghép kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhà nước ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, người làm công tác kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về bảo vệ môi trường và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là gì? Tiêu chuẩn truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự Lễ duyệt binh Nga năm 1957 tại Quảng trường Đỏ? 2 9 nước ta có duyệt binh không?
- Chiếu miễn phí 3 bộ phim về hình tượng Hồ Chí Minh nhân dịp 135 năm Ngày sinh Bác Hồ ở rạp nào?
- Mẫu bản cam kết hoạt động trong dịp hè giữa nhà trường với gia đình học sinh mới nhất? Tải về bản cam kết ở đâu?
- dieuhanh tdtntnn 2025 Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp 2025? Link Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp 2025 chi tiết?