Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được căn cứ vào các yếu tố nào theo quy định?
- Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được căn cứ vào các yếu tố nào theo quy định?
- Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được phân thành những hạng nào?
- Mức độ kiểm soát mặt đáy đối với từng hạng khảo sát khác nhau trong lĩnh vực hàng hải, phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được căn cứ vào các yếu tố nào theo quy định?
Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được căn cứ vào các yếu tố được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10336:2015 như sau:
- Mức độ quan trọng của công trình, dự án hoặc vùng nước (mật độ hành hải, mục đích sử dụng...)
- Độ sâu của vùng nước và mức độ phức tạp của địa hình mặt đáy, theo đó là các yêu cầu về:
+ Độ chính xác xác định tọa độ, độ sâu;
+ Yêu cầu độ bao phủ mặt đáy tối thiểu;
+ Phương pháp, thiết bị đo;
+ Trình độ chuyên môn, năng lực tối thiểu của thủy đạc viên.
Hạng khảo sát được phân thành bốn hạng: hạng đặc biệt, hạng 1, 2 và 3. Bảng 2 dưới đây quy định đối với mỗi hạng khảo sát và sử dụng kết hợp với các mục khác trong tiêu chuẩn này.
Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải (Hình từ Internet)
Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được phân thành những hạng nào?
Việc phân hạng khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải được phân thành những hạng được quy định từ tiểu mục 3.2 đến tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10336:2015 như sau:
(1) Hạng đặc biệt
Hạng đặc biệt là hạng có yêu cầu kỹ thuật cao nhất cả về độ chính xác và mức độ mô tả chi tiết mặt đáy của khu vực khảo sát. Hạng đặc biệt phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Tổng sai số gây ra bởi tất cả các nguồn sai số có liên quan ảnh hưởng đến kết quả đo đạc theo quy định tại Bảng 2;
- Mật độ điểm độ sâu cao nhất, kiểm soát được 100% diện tích mặt đáy khu vực khảo sát với độ chính xác cao, phát hiện được đối tượng có kích thước hình khối từ 1 mét trở lên.
(2) Hạng 1
Hạng 1 phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Tổng sai số gây ra bởi tất cả các nguồn sai số có liên quan ảnh hưởng đến kết quả đo đạc theo quy định tại Bảng 2;
- Có thể phát hiện được trên mặt đáy đối tượng có kích thước hình khối từ 2 mét trở lên.
(3) Hạng 2
Hạng 2 có mức độ kiểm soát mặt đáy không đòi hỏi cao như hạng đặc biệt và hạng 1, song tại những khu vực giới hạn có chất đáy phức tạp hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao đối với tàu thuyền vẫn yêu cầu kiểm soát 100% diện tích mặt đáy của khu vực đó. Tuy nhiên, đối với các khu vực khảo sát hạng 2, yêu cầu phải lựa chọn phương pháp và máy đo sâu thích hợp để có thể phát hiện các đối tượng có kích thước hình khối từ 3 mét trở lên, hoặc có kích thước xấp xỉ 10% độ sâu đối với khu vực có độ sâu lớn hơn 40m.
(4) Hạng 3
Hạng 3 yêu cầu mức độ kiểm soát mặt đáy thấp hơn hạng đặc biệt, hạng 1 và hạng 2. Đây là những khu vực khảo sát chủ yếu mang tính khái quát hóa độ sâu của địa hình mặt đáy, nhưng vẫn phải đảm bảo không bỏ sót bất kỳ chướng ngại vật nào trên mặt đáy gây nguy hiểm đối với tàu thuyền khi hành hải hoặc hoạt động trên khu vực đó. Yêu cầu kiểm soát toàn bộ mặt đáy vẫn được đặt ra đối với các khu vực cục bộ có chất đáy phức tạp hoặc tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an toàn cao cho tàu thuyền.
Bảng 2: Phân hạng khảo sát và các tiêu chuẩn tương ứng
1) Để tính toán giới hạn sai số độ sâu tương ứng với các giá trị a và b trong Bảng 2, sử dụng công thức:
Trong đó:
a là sai số không phụ thuộc vào độ sâu (m);
b là hệ số của sai số phụ thuộc vào độ sâu;
d là độ sâu (m);
b x d là sai số phụ thuộc vào độ sâu.
2) Giá trị 40m được lựa chọn trên cơ sở tính đến mớn nước tối đa của tàu thuyền.
3) Khoảng cách giữa 2 tuyến đo kế tiếp nhau có thể tăng hoặc giảm nếu có yêu cầu về mật độ điểm độ sâu.
Các tiêu chuẩn của từng hạng khảo sát được nêu trong Bảng 2 được giải thích như sau:
Bảng 3: Giải thích các tiêu chuẩn của từng hạng khảo sát
“Khu vực áp dụng” | Nêu các kiểu vùng nước điển hình cần áp dụng hạng khảo sát tương ứng. |
“Sai số mặt bằng” | Sai số định vị tối thiểu đối với mỗi điểm độ sâu ứng với từng hạng khảo sát. |
“Sai số độ sâu” | Các tham số dùng để tính toán sai số độ sâu ứng với từng hạng đo. |
“Khả năng phát hiện của hệ thống thiết bị” | Khả năng kiểm soát mặt đáy của hệ thống thiết bị thi công khi có yêu cầu kiểm soát 100% mặt đáy. |
“Năng lực của người phụ trách nhóm khảo sát” | Năng lực thủy đạc viên được phân hạng theo tiêu chuẩn Bảng 10. |
“Khoảng cách tối đa giữa 2 tuyến đo kế tiếp nhau” | Khoảng cách tối đa giữa 2 tuyến đo kế tiếp nhau trong một khu vực khảo sát. |
“Mức độ bao phủ phạm vi khảo sát” | Cách thức kiểm soát mặt đáy trên cơ sở hệ thống thiết bị và phương pháp thi công được áp dụng. |
Mức độ kiểm soát mặt đáy đối với từng hạng khảo sát khác nhau trong lĩnh vực hàng hải, phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mức độ kiểm soát mặt đáy đối với từng hạng khảo sát khác nhau trong lĩnh vực hàng hải, phụ thuộc vào những yếu tố được quy định tại tiểu mục 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10336:2015 như sau:
- Tốc độ di chuyển tàu đo;
- Độ sâu khu nước;
- Sự ổn định trong việc duy trì hành hải thẳng hướng;
- Góc chùm tia;
- Độ rộng chùm tia;
- Tốc độ tín hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS đầu tiên diễn ra khi nào? 04 Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS?
- Người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập khi nào? Giấy chứng nhận đăng ký thuế cấp cho cá nhân có thông tin nào?
- Thể lệ cuộc thi Chữ đẹp Việt toàn quốc lần 2 năm 2024 chủ đề Ước mơ của em? Thể lệ cuộc thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm Giám đốc công ty cổ phần mới nhất? Giám đốc công ty cổ phần do ai bổ nhiệm?
- Cách viết việc thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu hằng năm trong bản kiểm điểm của Đảng viên cuối năm 2024?