Việc mang tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được ai cho phép?
- Việc mang tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được ai cho phép?
- Văn bản xin phép mang tài liệu bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác nước ngoài phải nêu rõ những nội dung gì?
- Trong thời gian mang tài liệu bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ nếu phát hiện bí mật Nhà nước bị lộ thì người mang tài liệu có trách nhiệm gì?
Việc mang tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được ai cho phép?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép bằng văn bản.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thứ trưởng được ủy quyền cho phép bằng văn bản và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định, việc mang tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thứ trưởng được ủy quyền cho phép bằng văn bản và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
Việc mang tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được ai cho phép? (Hình từ Internet)
Văn bản xin phép mang tài liệu bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác nước ngoài phải nêu rõ những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
...
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thứ trưởng được ủy quyền cho phép bằng văn bản và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
....
Như vậy, theo quy định thì văn bản xin phép mang tài liệu bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác nước ngoài phải nêu rõ những thông tin sau đây:
(1) Họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác;
(2) Tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu bí mật Nhà nước;
(3) Mục đích sử dụng;
(4) Thời gian, địa điểm công tác;
(5) Biện pháp bảo vệ bí mật Nhà nước.
Trong thời gian mang tài liệu bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ nếu phát hiện bí mật Nhà nước bị lộ thì người mang tài liệu có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-BTC năm 2020 quy định về việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
...
4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
5. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải được chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Như vậy, trong thời gian mang tài liệu bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật Nhà nước bị lộ thì người mang tài liệu bí mật Nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?