Sản phẩm tài chính là gì? Tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào?
Sản phẩm tài chính là gì?
Theo quy định tại khoản 53 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP giải thích:
Giải thích từ ngữ
...
53. Sản phẩm tài chính là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành được dựa trên chứng khoán cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
...
Theo đó, sản phẩm tài chính được hiểu là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành được dựa trên chứng khoán cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Sản phẩm tài chính là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện chào bán sản phẩm tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 202 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Chào bán sản phẩm tài chính
1. Điều kiện đối với tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính:
a) Là công ty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ tự doanh;
b) Có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng theo báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
c) Không bị đặt trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 06 tháng gần nhất tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
d) Báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận không có ngoại trừ, trường hợp ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành có tài liệu giải trình hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ;
đ) Được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc chào bán sản phẩm tài chính;
e) Tuân thủ nghĩa vụ thanh toán của sản phẩm đối với trường hợp đã từng chào bán sản phẩm tài chính.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Chứng khoán 2019 quy định:
Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Là công ty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ tự doanh;
(2) Có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng theo báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
(3) Không bị đặt trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 06 tháng gần nhất tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
(4) Báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận không có ngoại trừ, trường hợp ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành có tài liệu giải trình hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ;
(5) Được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc chào bán sản phẩm tài chính;
(6) Tuân thủ nghĩa vụ thanh toán của sản phẩm đối với trường hợp đã từng chào bán sản phẩm tài chính.
Bộ Tài chính hướng dẫn những nội dung nào về sản phẩm tài chính?
Căn cứ khoản 2 Điều 202 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về chào bán sản phẩm tài chính như sau:
Chào bán sản phẩm tài chính
...
2. Bộ Tài chính hướng dẫn về sản phẩm tài chính, hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán sản phẩm tài chính, chứng khoán cơ sở, hạn mức chào bán sản phẩm tài chính, giao dịch sản phẩm tài chính, phương thức thực hiện, hoạt động tạo lập thị trường, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền lợi của người sở hữu sản phẩm tài chính, thông tin giới thiệu sản phẩm, báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành; báo cáo và công bố thông tin của ngân hàng lưu ký.
Đối chiếu với quy định trên thì Bộ Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn về sản phẩm tài chính, cụ thể:
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán sản phẩm tài chính;
- Chứng khoán cơ sở, hạn mức chào bán sản phẩm tài chính;
- Giao dịch sản phẩm tài chính;
- Phương thức thực hiện, hoạt động tạo lập thị trường, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền lợi của người sở hữu sản phẩm tài chính;
- Thông tin giới thiệu sản phẩm, báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành;
- Báo cáo và công bố thông tin của ngân hàng lưu ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?