Việc kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia bao gồm những nội dung nào?
Việc kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra đối với công tác quản lý tài chính kế toán của Nhà máy:
(i) Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính;
(ii) Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản; tình hình bảo toàn và phát triển vốn: tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích;
(iii) Kiểm tra báo cáo tài chính và việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật;
b) Kiểm tra đối với hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng của Nhà máy:
(i) Kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng in đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng đã ký với Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Kiểm tra việc đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho việc in đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng;
c) Kiểm tra công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng kim loại đúc tiền hỏng;
d) Kiểm tra đối với công tác tổ chức, quản lý, điều hành, tiền lương và thu nhập của Nhà máy:
(i) Kiểm tra công tác tổ chức, tiền lương, thu nhập và việc bố trí sử dụng các nguồn lực (con người, tài sản...);
(ii) Kiểm tra công tác quản lý, điều hành của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Nhà máy;
(iii) Kiểm tra công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các phòng và xưởng sản xuất;
đ) Kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ của Nhà máy;
e) Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên Nhà máy do Thống đốc bổ nhiệm.
...
Theo đó, việc kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia bao gồm những nội dung nêu trên.
Có mấy cách thức tiến hành kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Kiểm tra
...
2. Cách thức tiến hành kiểm tra
a) Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên đối với Nhà máy thực hiện theo kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm;
b) Kiểm tra đột xuất: Việc kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy được thực hiện khi phát hiện Nhà máy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định nêu trên thì có 02 cách thức tiến hành kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia:
- Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên đối với Nhà máy thực hiện theo kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm;
- Kiểm tra đột xuất: Việc kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy được thực hiện khi phát hiện Nhà máy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Việc kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia bao gồm những nội dung thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Kiểm tra
...
3. Thẩm quyền ra quyết định kiểm tra
a) Đối với kiểm tra thường xuyên: Căn cứ kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm, thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì cuộc kiểm tra ký quyết định kiểm tra đối với Nhà máy;
b) Đối với kiểm tra đột xuất: Căn cứ nội dung kiểm tra, Thống đốc ký quyết định kiểm tra hoặc ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy cụ thể:
(i) Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều này:
(ii) Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm a, e Khoản 1 Điều này;
(iii) Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
(iv) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Theo đó, thẩm quyền ra quyết định kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia được quy định như sau:
(1) Đối với kiểm tra thường xuyên:
Căn cứ kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm, thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì cuộc kiểm tra ký quyết định kiểm tra đối với Nhà máy;
(2) Đối với kiểm tra đột xuất:
Căn cứ nội dung kiểm tra, Thống đốc ký quyết định kiểm tra hoặc ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy cụ thể:
- Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều này:
- Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm a, e Khoản 1 Điều này;
- Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?