Việc giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
2. Việc thành lập, tổ chức lại tổ chức hành chính phải bảo đảm không vượt khung số lượng tổ chức theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì việc giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Phải bảo đảm không vượt khung số lượng tổ chức theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm quyền.
Việc giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, gồm:
a) Đề án tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
b) Tờ trình tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
c) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
d) Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
2. Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính được thực hiện như quy định đối với việc thành lập tổ chức hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những tài liệu sau:
- Đề án giải thể tổ chức hành chính;
- Tờ trình giải thể tổ chức hành chính;
- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giải thể tổ chức hành chính;
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
Ai có thẩm quyền quyết định giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Ai có thẩm quyền quyết định giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu tới điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
...
4. Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), gồm:
…
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là sở);
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?