Việc điều tra tài nguyên du lịch thuộc về cơ quan nào? Cảnh quan thiên nhiên có phải là tài nguyên du lịch hay không?
Việc điều tra tài nguyên du lịch thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Du lịch 2017 như sau:
Điều tra tài nguyên du lịch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch về du lịch; quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch về du lịch; quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.
Như vậy, việc điều tra tài nguyên du lịch thuộc về cơ quan như:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Các cơ quan nhà nước có liên quan.
Tài nguyên du lịch (Hình từ Internet)
Cảnh quan thiên nhiên có phải là tài nguyên du lịch hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
Các loại tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
2. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Theo đó, có 02 loại tài nguyên du lịch như sau:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch văn hóa: di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Như vậy, trong các loại tài nguyên trên thì cảnh quan thiên nhiên là một trong những loại tài nguyên du lịch.
Trách nhiệm của các cơ quan trong việc điều tra tài nguyên du lịch ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm. Phương án điều tra có sử dụng toàn bộ hoặc một phần kết quả điều tra có liên quan đến tài nguyên du lịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành đã thực hiện;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
c) Tổng hợp kết quả điều tra, tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;
d) Công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra tài nguyên du lịch theo kế hoạch, phương án điều tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan trong việc điều tra tài nguyên du lịch được quy định như sau:
(1) Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
+ Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm.
+ Phương án điều tra có sử dụng toàn bộ hoặc một phần kết quả điều tra có liên quan đến tài nguyên du lịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành đã thực hiện;
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
+ Tổng hợp kết quả điều tra, tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;
+ Công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.
(2) Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:
+ Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;
+ Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ.
(3) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra tài nguyên du lịch theo kế hoạch, phương án điều tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?