Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào?
- Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ như thế nào đối với hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông?
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông có được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật không?
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP có quy định như sau:
Hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông
1. Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, Điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Hợp đồng, Điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3. Đối với dịch vụ viễn thông thiết yếu thuộc danh Mục dịch vụ do Thủ tướng Chính phủ quy định phải có hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ, Bộ Công Thương chấp thuận đăng ký hợp đồng theo mẫu, Điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp viễn thông sau khi thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
Như vậy, đối việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, Điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ như thế nào đối với hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
a) Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;
đ) Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;
e) Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;
g) Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá dịch vụ theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
Đồng thời, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có nghĩa vụ bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá dịch vụ theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Người sử dụng dịch vụ viễn thông có được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông
1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.
...
Như vậy, người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ có quyền được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cháu nội và cháu ngoại có cùng hàng thừa kế không? Cháu nội có được hưởng thừa kế nhiều hơn cháu ngoại không?
- Khi gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu cần làm gì?
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?