Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào theo Nghị định 163?
Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp viễn thông (tên viết tắt hoặc logo thương mại của doanh nghiệp viễn thông);
- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
- Số thẻ (bao gồm mã thẻ và số seri thẻ);
- Mệnh giá thẻ thể hiện bằng đồng Việt Nam (VNĐ);
- Thời hạn hiệu lực của thẻ tối đa không quá 02 năm;
- Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp viễn thông được quy định thêm các thông tin khác trên thẻ phù hợp với quy định của pháp luật.
Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào theo Nghị định 163? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông phát hành thẻ trả trước dịch vụ viễn thông có cần quản lý số lượng thẻ đã phát hành không?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động
...
3. Doanh nghiệp viễn thông phát hành và sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động có trách nhiệm:
a) Đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng; không được phát hành thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động mà không đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ;
b) Quản lý số lượng, giá trị thẻ và số thẻ (bao gồm mã thẻ và số seri thẻ) đã phát hành cho đại lý, trạng thái thẻ đã được kích hoạt hoặc chưa kích hoạt và thực hiện các biện pháp chống làm giả khi phát hành thẻ;
c) Ban hành quy trình nội bộ về quản lý phát hành và sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động trong đó quy định trách nhiệm của các bên liên quan, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật;
d) Chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống việc sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động cho các hoạt động bất hợp pháp;
đ) Chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý và cơ chế kiểm tra phát hiện, phòng ngừa rủi ro về lợi dụng quy đổi giá trị trong tài khoản SIM di động thành tiền hoặc tài sản. Trường hợp phát hiện vụ việc về lợi dụng quy đổi giá trị trong tài khoản SIM di động thành tiền hoặc tài sản phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông phát hành và sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động có trách nhiệm quản lý số lượng, giá trị thẻ và số thẻ (bao gồm mã thẻ và số seri thẻ) đã phát hành cho đại lý, trạng thái thẻ đã được kích hoạt hoặc chưa kích hoạt và thực hiện các biện pháp chống làm giả khi phát hành thẻ.
Dịch vụ viễn thông được cung cấp như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định việc cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:
- Cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng thiết bị, thiết lập hệ thống thiết bị viễn thông tại Việt Nam để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình khởi phát, xử lý, lưu trữ, truy xuất, chuyển tiếp, định tuyến, kết cuối thông tin hoặc bán lại dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
- Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, việc cung cấp dịch vụ viễn thông (không bao gồm dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet) qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó bao gồm dịch vụ viễn thông có phạm vi liên lạc quốc tế.
- Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh, mạng viễn thông di động vệ tinh, doanh nghiệp viễn thông tham gia thỏa thuận thương mại với tổ chức nước ngoài phải có phương án để tất cả lưu lượng do các thiết bị đầu cuối thuê bao vệ tinh tạo ra trên lãnh thổ đất liền Việt Nam đều phải đi qua Trạm cổng mặt đất (Trạm Gateway) đặt trên lãnh thổ Việt Nam và kết nối với mạng viễn thông công cộng.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2024/NĐ-CP thì doanh thu dịch vụ viễn thông là doanh thu thu được từ việc kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP này và được ghi nhận theo quy định của pháp luật kế toán, bao gồm:
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông (không bao gồm doanh thu quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2024/NĐ-CP);
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước;
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông là đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc? Nguyên tắc xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc?
- Liên hệ bản thân về công tác cán bộ? Liên hệ thực tiễn về quản lý cán bộ công chức ở cơ sở? Liên hệ thực tế về công tác cán bộ?
- Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
- Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?
- Có phải thực hiện kê khai giá đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi không?