Vì định kiến giới mà lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt như thế nào?
- Vì định kiến giới mà lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt như thế nào?
- Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như thế nào?
- Thanh tra viên hay Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền xử phạt người có hành vi lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới?
Vì định kiến giới mà lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi thực hiện các thủ tục lấy ý kiến về ứng cử viên để bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
...
Theo đó, hành vi lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị.
Như vậy, việc lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Hình từ Internet)
Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như thế nào?
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Theo đó, nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định cụ thể trên.
Thanh tra viên hay Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền xử phạt người có hành vi lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng nên đối với hành vi lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm thu phí đường bộ nào phải thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Quá trình xử lý giao dịch thanh toán thế nào?
- Có được hủy bỏ đơn đăng ký hiến tạng sau khi đã đăng ký không? Thủ tục hủy bỏ đơn đăng ký hiến tạng như thế nào?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong quản lý và sử dụng đất đai theo quy định pháp luật?
- Có phải tiêu hủy biên lai đặt in bị in thừa không? Tải về mẫu Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai giấy?
- Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu? Đối tượng được hỗ trợ?