Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có chức năng gì? Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị nào?
Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có chức năng gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC có hướng dẫn như sau:
Văn phòng
1. Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; là đơn vị thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân. Chánh Văn phòng là người phát ngôn của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Văn phòng có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân.
Chánh Văn phòng là người phát ngôn của Tòa án nhân dân tối cao.
Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có chức năng gì? Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC có hướng dẫn như sau:
Văn phòng
...
3. Các đơn vị thuộc Văn phòng gồm:
a) Phòng Tham mưu tổng hợp;
b) Phòng Tiếp công dân và Xử lý đơn tư pháp;
c) Phòng Thi đua - Khen thưởng;
d) Phòng Văn thư - Lưu trữ;
đ) Phòng Tài vụ;
e) Phòng Quản trị;
g) Phòng Thông tin - Truyền thông;
h) Phòng Tiếp công dân và Xử lý đơn khu vực phía Nam;
i) Phòng Quản trị khu vực phía Nam.
4. Văn phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện chỉ thị, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác của Tòa án nhân dân; sơ kết, tổng kết công tác của Tòa án nhân dân;
b) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động của các Tòa án; xây dựng báo cáo công tác của Tòa án; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;
c) Tổ chức công tác tiếp công dân;
d) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền;
đ) Tổ chức chuẩn bị, phục vụ công tác xét xử, đề xuất phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải quyết văn bản đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
e) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công;
g) Xây dựng văn bản, triển khai, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Tòa án nhân dân;
h) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
i) Quản lý, hướng dẫn công tác thống kê, văn thư, lưu trữ đối với các Tòa án theo quy định của pháp luật;
k) Quản lý kinh phí và thực hiện công tác tài chính, kế toán theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao và quy định của pháp luật;
...
Theo đó, Văn phòng của Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị bao gồm:
- Phòng Tham mưu tổng hợp;
- Phòng Tiếp công dân và Xử lý đơn tư pháp;
- Phòng Thi đua - Khen thưởng;
- Phòng Văn thư - Lưu trữ;
-Phòng Tài vụ;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Thông tin - Truyền thông;
- Phòng Tiếp công dân và Xử lý đơn khu vực phía Nam;
- Phòng Quản trị khu vực phía Nam.
Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
1. Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
a) Sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
b) Tổng hợp vướng mắc trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Phân tích, đánh giá kết quả, số liệu xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
d) Kết luận những nội dung cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; dự báo xu hướng tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2. Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
a) Ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo quy định của luật;
b) Phát triển án lệ;
c) Giải đáp vướng mắc trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
- Sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Tổng hợp vướng mắc trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Phân tích, đánh giá kết quả, số liệu xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Kết luận những nội dung cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; dự báo xu hướng tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục khen thưởng Huân chương Độc lập cho cá nhân, tập thể theo công trạng tại cấp trung ương năm 2025?
- Ngày 28 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 28 tháng 4 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 28 04 - Lịch Vạn niên 2025?
- Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?
- Từ 1/7/2025, hàng hoá, dịch vụ có giá trị bao nhiêu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế?
- Lịch bắn pháo hoa 30 4 Trà Vinh và trình diễn drone? Lịch trình diễn drone 30 4 Trà Vinh? Địa điểm bắn pháo hoa Trà Vinh?