Báo Công lý thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện những chức năng nào? Báo Công lý có con dấu riêng không?
Báo Công lý thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện những chức năng nào? Báo Công lý có con dấu riêng không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định về Báo Công lý như sau:
Báo Công lý
1. Báo Công lý là cơ quan ngôn luận của Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động của Báo Công lý; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành, áp dụng pháp luật và công tác Tòa án phục vụ yêu cầu quản lý của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Báo Công lý chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tòa án nhân dân tối cao; chịu sự quản lý, định hướng thông tin về báo chí của cơ quan có thẩm quyền. Báo Công lý hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, quy định của pháp luật có liên quan và của Tòa án nhân dân tối cao.
3. Báo Công lý gồm Báo in và Báo Điện tử, là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Tòa án nhân dân tối cao, có trụ sở tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Báo Công lý là cơ quan ngôn luận của Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động của Báo Công lý; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành, áp dụng pháp luật và công tác Tòa án phục vụ yêu cầu quản lý của Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, Báo Công lý là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Tòa án nhân dân tối cao, có trụ sở tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Báo Công lý thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện những chức năng nào? Báo Công lý có con dấu riêng không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Công lý thuộc Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định Báo Công lý thực hiện nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt kế hoạch hoạt động của đơn vị;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của đơn vị;
- Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức sản xuất ấn phẩm báo in, báo điện tử, báo hình, chuyên trang điện tử phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông;
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoạt động xây dựng, thi hành, áp dụng pháp luật và hoạt động của Tòa án nhân dân; phản ánh dư luận xã hội;
- Tổ chức, tham gia chương trình hoạt động xã hội phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân tối cao;
- Thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản theo phân cấp và quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác quản lý viên chức, người lao động, cộng tác viên và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết kiệm trong hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
- Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của đơn vị;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân như sau:
- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thành viên Chính phủ có được vắng mặt trong phiên họp của Chính phủ không? Phiên họp được tiến hành khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Toàn văn Thông tư 03 2025 sửa đổi Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay thế nào?
- Sáp nhập TPHCM: Diện tích TPHCM tăng gấp 3 lần sau khi sáp nhập tỉnh? Giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập?
- Bỏ công chứng sao y đối với các giấy tờ điện tử đã tích hợp trên VNeID? Bỏ công chứng sao y đối với giấy tờ nào?
- Nhận chìm ở biển hiểu ra sao? Vật chất nhận chìm ngoài lãnh thổ Việt Nam được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam?