Vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép là bao lâu?
Vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm g khoản 7 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
...
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
b) Vận hành tàu biển, phương tiện, thiết bị, máy móc có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
Nhiên liệu hạt nhân (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 140.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?