Muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì? Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào?
Muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo Điều 60 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ như sau:
"1. Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại Điều 61 của Luật này và đã đủ điều kiện được vận chuyển theo quy định của pháp luật."
Do đó, nếu anh/chị muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân thì phải được cấp giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Muốn vận chuyển cơ sở hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 62 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có phương án bảo vệ an toàn cho người trực tiếp tham gia vận chuyển và những người có liên quan khác; kiểm tra sự nhiễm bẩn phóng xạ của kiện hàng, khu vực chuẩn bị kiện hàng phóng xạ, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển; lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;
+ Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo, cập nhật kiến thức về an toàn bức xạ, có hiểu biết về quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;
+ Xây dựng, kiểm soát lộ trình vận chuyển; phòng ngừa việc thất lạc vật liệu phóng xạ, việc chiếm đoạt, phá hoại vật liệu phóng xạ.
+ Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đáp ứng những yêu cầu sau đây:
+ Quy định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố xảy ra;
+ Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về sự cố;
+ Có biện pháp và phương tiện kỹ thuật cần thiết ứng phó sự cố;
+ Cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố;
+ Khoanh vùng cách ly, ngăn chặn tiếp cận, khắc phục việc nhiễm bẩn phóng xạ;
+ Cấp cứu nạn nhân.
- Kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình và vận chuyển vật liệu hạt nhân phải được diễn tập và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép thẩm định.
- Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc lập kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.
Như vậy, theo như quy định pháp luật thì trước khi vận chuyển vật liệu hạt nhân thì tổ chức, cá nhân phải lập kế hoạch và phương án để xử lý nếu không may có sự cố xảy ra khi vận chuyển vật liệu hạt nhân.
Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu hạt nhân có trách nhiệm gì?
Tại Điều 63 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển như sau:
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng:
+ Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;
+ Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
+ Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển;
+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;
+ Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển:
+ Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định;
+ Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển;
+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;
+ Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng:
+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;
+ Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra;
+ Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển:
+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;
+ Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra;
+ Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại Điều 62 của Luật này.
Trên đây là thông tin về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân khi vận chuyển vật liệu hạt nhân. Anh/chị có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?