Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc không theo quy định?
Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc không?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật
1. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc ký chứng thực, ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi văn bản để đăng tải trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Hồ sơ chính sách, dự án và bản gốc của văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương ban hành phải được đăng tải trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng tải trên công báo điện tử cấp tỉnh.
4. Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử có giá trị như văn bản gốc không theo quy định? (Hình từ Internet)
Thời hạn đăng tải văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử ra sao?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 7 Nghị định 78/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Đăng tải văn bản trên công báo điện tử
...
5. Tiếp nhận văn bản đăng tải trên công báo điện tử:
a) Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận văn bản, đăng tải trên công báo điện tử; vào sổ, quản lý, lưu giữ đầy đủ các văn bản gửi đăng tải trên công báo điện tử để đối chiếu với văn bản đăng trên công báo điện tử khi cần thiết.
Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc không đăng tải văn bản trên công báo điện tử, đăng chậm, đăng không toàn văn, đầy đủ, chính xác văn bản trên công báo điện tử;
b) Trong quá trình tiếp nhận văn bản, nếu phát hiện văn bản có sai sót, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo ngay cho cơ quan ban hành văn bản biết để kịp thời xử lý. Cơ quan ban hành văn bản phải gửi ngay bản chính thức trong thời hạn là 01 ngày kể từ thời điểm nhận được thông báo.
6. Văn bản được đăng tải trên công báo điện tử theo thứ tự thời gian nhận văn bản và độ khẩn của văn bản.
7. Thời hạn đăng tải văn bản trên công báo điện tử:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng tải văn bản trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải văn bản trên công báo điện tử cấp tỉnh;
c) Văn bản ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử khi nhận được văn bản.
8. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn hình thức, thể thức kỹ thuật trình bày công báo điện tử.
Như vậy, thời hạn đăng tải văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên công báo điện tử như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng tải văn bản trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải văn bản trên công báo điện tử cấp tỉnh;
- Văn bản ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử khi nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định như sau:
Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
1. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt, bảo đảm chính xác, phổ thông, thống nhất, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tên.
3. Văn bản quy phạm pháp luật phải đánh số, ký hiệu bảo đảm thể hiện rõ số thứ tự liên tục, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản.
4. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài. Bản dịch có giá trị tham khảo.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số. Bản dịch có giá trị tham khảo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý tranh vẽ mẹ và con tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ 2025? Mẫu tranh vẽ tặng mẹ chúc mừng Ngày của Mẹ đẹp nhất, sáng tạo?
- Công dân trên 70 tuổi không được lựa chọn tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trong trường hợp nào?
- Học sinh sinh viên là đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị đi tù không? Học sinh sinh viên có được hưởng án nhẹ hơn?
- Thủ tục cung cấp khai thác sử dụng dữ liệu về địa chất, khoáng sản năm 2025 tại cấp trung ương ra sao?
- Hướng dẫn thủ tục hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm năm 2025 tại cấp tỉnh thực hiện như thế nào?