Van an toàn là gì? Có bao nhiêu kiểu van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí?
Van an toàn là gì?
Van an toàn được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7915-1:2009 (ISO 4126-1: 2004) về Thiết bị an toàn chống quá áp - Phần 1 - Van an toàn như sau:
3.1. Van an toàn (safety valve)
Van tự động xả một lượng môi chất (lỏng hoặc khí) để ngăn ngừa sự vượt quá áp suất an toàn đã xác định trước mà không có sự trợ giúp của nguồn năng lượng nào khác ngoài năng lượng của môi chất, và được thiết kế để đóng kín lại ngăn không cho xả thêm dòng môi chất sau khi đã khôi phục lại được điều kiện áp suất làm việc bình thường.
CHÚ THÍCH: Van có thể được đặc trưng bởi tác động mở nhanh hoặc mở theo tỷ lệ (không cần thiết phải tuyến tính) với độ tăng áp suất quá áp suất đã chỉnh đặt.
Theo đó, van an toàn (safety valve) là van tự động xả một lượng môi chất (lỏng hoặc khí) để ngăn ngừa sự vượt quá áp suất an toàn đã xác định trước mà không có sự trợ giúp của nguồn năng lượng nào khác ngoài năng lượng của môi chất, và được thiết kế để đóng kín lại ngăn không cho xả thêm dòng môi chất sau khi đã khôi phục lại được điều kiện áp suất làm việc bình thường.
Có bao nhiêu kiểu van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí?
Các kiểu van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí được quy định theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7915-1:2009 (ISO 4126-1: 2004) về Thiết bị an toàn chống quá áp - Phần 1 - Van an toàn như sau:
(1) Van an toàn được tác động trực tiếp (direct loaded safety valve)
Van an toàn trong đó sự chất tải do áp suất môi chất ở dưới đĩa van chỉ được đối trọng bởi một cơ cấu chất tải trực tiếp kiểu cơ khí như một tải trọng, đòn bảy và tải trọng hoặc một lò xo.
(2) Van an toàn có trợ lực (assisted safety valve)
Van an toàn có thể được nâng lên ở một áp suất thấp hơn áp suất đã chỉnh đặt bằng cơ cấu trợ lực và sẽ tuân theo tất cả các yêu cầu với van an toàn cho trong tiêu chuẩn này ngay cả trong trường hợp cơ cấu trợ lực bị hư hỏng.
(3) Van an toàn được tác động bổ sung (supplementary loaded safety valve)
Van an toàn có một lực bổ sung để tăng lực giữ đĩa van tới khi áp suất tại đường vào của van an toàn đạt tới áp suất được chỉnh đặt.
CHÚ THÍCH 1: Lực bổ sung này (tải trọng bổ sung), có thể do một nguồn năng lượng bên ngoài cung cấp, được dỡ bỏ một cách tin cậy khi áp suất tại đường vào của van an toàn đạt tới áp suất được chỉnh đặt. Lượng tải trọng bổ sung được bố trí sao cho nếu tải trọng bổ sung này không được dỡ bỏ thì van an toàn cũng sẽ đạt được lưu lượng xả qui định của nó ở áp suất không lớn hơn 1,1 lần áp suất lớn nhất cho phép của thiết bị được bảo vệ.
CHÚ THÍCH 2: Các kiểu van an toàn được tác động bổ sung khác được giới thiệu trong TCVN 7915-5.
(4) Van an toàn có van điều khiển (pilot operated safety valve)
Van an toàn mà sự vận hành của nó được kích hoạt và điều khiển bởi môi chất được xả ra từ một van điều khiển cũng là một van an toàn được tác động trực tiếp tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Các kiểu khác của van an toàn có van điều khiển dòng liên tục, dòng không liên tục và van điều khiển điều biến được giới thiệu trong TCVN 7915-4.
Van an toàn là gì? Có bao nhiêu kiểu van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí? (Hình từ Internet)
Van an toàn dùng cho các môi chất độc hại hoặc dễ cháy phải được thiết kế như thế nào?
Van an toàn dùng cho các môi chất độc hại hoặc dễ cháy phải được thiết kế theo quy định tại tiết 5.1.5 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7915-1:2009 (ISO 4126-1: 2004) về Thiết bị an toàn chống quá áp - Phần 1 - Van an toàn như sau:
5. Thiết kế
5.1. Qui định chung
5.1.1. Thiết kế phải phù hợp với các hướng dẫn cần thiết để đảm bảo sự vận hành phù hợp và độ kín của mặt tựa.
5.1.2. Mặt tựa của van an toàn khi không phải là một bộ phận gắn liền với thân van phải được kẹp chặt cẩn thận để tránh bị nới lỏng trong quá trình vận hành.
5.1.3. Trong trường hợp khi độ nâng của van có thể được giảm đi để phù hợp với lưu lượng xả yêu cầu thì sự hạn chế của độ nâng không được cản trở tới sự vận hành của van. Cơ cấu hạn chế độ nâng của van phải được thiết kế sao cho nếu có thể điều chỉnh được thì sự điều chỉnh này có thể được khóa lại bằng cơ khí và được niêm phong để không điều chỉnh được. Cơ cấu hạn chế độ nâng phải do nhà sản xuất van lắp đặt và niêm phong. Độ nâng của van không được nhỏ hơn 30 % của độ nâng không bị hạn chế hoặc 1 mm, chọn giá trị nào lớn hơn.
5.1.4. Phải có các phương tiện để khóa và/hoặc niêm phong tất cả các điều chỉnh ở bên ngoài sao cho có thể ngăn ngừa hoặc phát hiện ra các sự điều chỉnh không được phép đối với van an toàn.
5.1.5. Van an toàn dùng cho các môi chất độc hại hoặc dễ cháy phải có kiểu nắp đậy kín để ngăn ngừa sự rò rỉ ra môi trường hoặc nếu được thông hơi thì phải được bố trí để xả vào nơi an toàn.
...
Theo đó, van an toàn dùng cho các môi chất độc hại hoặc dễ cháy phải có kiểu nắp đậy kín để ngăn ngừa sự rò rỉ ra môi trường hoặc nếu được thông hơi thì phải được bố trí để xả vào nơi an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?