Vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô thí nghiệm trên chuột bạch mà chuột chết thì xử lý như thế nào?
- Vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật như thế nào?
- Vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô thí nghiệm trên chuột bạch mà chuột chết thì xử lý như thế nào?
- Việc đóng gói ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô được thực hiện như thế nào?
Vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật như thế nào?
Vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3296:1980 như sau:
- Vácxin phải được chế tạo theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
- Vacxin phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và cho phép xuất xưởng.
(1) Các chỉ tiêu lý, hóa, sinh vật của vacxin yêu cầu phải như sau:
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Cảm quan | - Màu sắc: Vacxin đông khô phải thành khối xếp màu trắng hoặc hồng nhạt, khối đông khô dễ rời thành bình - Độ hòa tan: Cho nước vào trong 1 đến 2 phút phải hòa tan đều. |
2. Chân không 3. Hàm lượng nước 4. Vô trùng 5. An toàn 6. Hiệu lực | Trong bình phải có chân không Không được vượt quá 1% Không có vi trùng gây bệnh Theo TCVN 2817 - 79 Theo TCVN 2817- 79 |
(2) Hạn dùng của vácxin kể từ ngày sản xuất:
- 2 năm nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới - 150C
- 9 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ 00 đến 40C
- 3 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ 100 đến 150C
- 10 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ 250 đến 300C
Thí nghiệm trên chuột bạch (Hình từ Internet)
Vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô thí nghiệm trên chuột bạch mà chuột chết thì xử lý như thế nào?
Chuột bạch hay còn biết đến với tên gọi khác là chuột phòng thí nghiệm. Những chú chuột này có kích thước khá nhỏ bé, cũng giống như các loài chuột khác, nó cũng thuộc bộ gặm nhấm.
Chúng được gọi là chuột thí nghiệm bởi rất dễ nuôi, vòng đời cũng ngắn và khả năng sinh sản nhanh. Hơn nữa, chuột bạch còn có mã gen gần giống với con người nên nó thường được đem để thử nghiệm các loại thuốc, vaccine,… trước khi cho người dùng.
Và vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô cũng không ngoại lệ, vacxin này cũng được kiểm tra trên chuột bạch trước khi đưa vào sử dụng. Khi kiểm tra mà chuột bạch chết thì theo Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3296:1980 xử lý như sau:
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
3.1. Lấy mẫu: Mỗi lô vácxin phải lấy ít nhất là 5 mẫu ở các chỗ khác nhau.
Lô là một khối lượng vácxin nhất định chế trong cùng điều kiện pha trộn và xử lý trong bình lớn trước khi chia ra lọ nhỏ để đông khô, được cơ quan có thẩm quyền cho số liệu thống nhất.
3.2. Kiểm tra độ hòa tan: Cho nước sinh lý mặn vào chế phẩm với tỷ lệ 1/1 phải được hòa tan ngay.
3.3. Kiểm tra độ chân không: Theo quy trình hiện hành.
3.4. Kiểm tra hàm lượng nước: Theo quy trình hiện hành.
3.5. Kiểm tra vô trùng: Lấy 5 lọ vacxin mỗi lọ pha thành 1 : 100 dùng ống môi trường thạch nghiêng, nước thịt yếm khí, cấy 0,1 ml vacxin pha trộn, nuôi ở tủ ấm 370C trong 48 giờ, nếu không có vi trùng mọc thì vacxin đạt tiêu chuẩn. Đối với vacxin có vi trùng mọc phải cấy chuyển từ môi trường có vi trùng mọc sang môi trường nước thịt, nuôi cấy 24 giờ, lấy tiêm dưới da hoặc xoang bụng cho 3 chuột bạch (mỗi chuột 0,2 ml) quan sát 10 ngày, chuột bạch phải khỏe, không có vi trùng gây bệnh mới cho xuất xưởng. Nếu chuột bạch chết, chứng minh có vi trùng gây bệnh thì phải hủy bỏ lô vacxin đó.
3.6. Kiểm tra hiệu lực tiến hành theo các phương pháp của TCVN 2817 - 79.
Theo đó, lấy 5 lọ vacxin mỗi lọ pha thành 1 : 100 dùng ống môi trường thạch nghiêng, nước thịt yếm khí, cấy 0,1 ml vacxin pha trộn, nuôi ở tủ ấm 370C trong 48 giờ, nếu không có vi trùng mọc thì vacxin đạt tiêu chuẩn.
Đối với vacxin có vi trùng mọc phải cấy chuyển từ môi trường có vi trùng mọc sang môi trường nước thịt, nuôi cấy 24 giờ, lấy tiêm dưới da hoặc xoang bụng cho 3 chuột bạch (mỗi chuột 0,2 ml) quan sát 10 ngày, chuột bạch phải khỏe, không có vi trùng gây bệnh mới cho xuất xưởng.
Nếu chuột bạch chết, chứng minh có vi trùng gây bệnh thì phải hủy bỏ lô vacxin đó.
Việc đóng gói ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô được thực hiện như thế nào?
Việc đóng gói ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển vacxin Laxota phòng bệnh Niucatxơn dạng đông khô được thực hiện theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3296:1980 xử lý như sau:
(1) Đóng gói: Vacxin Laxota đông khô đựng trong lọ thủy tinh hoặc ampun phải bảo đảm sạch, vô trùng và phải đựng vào trong hộp, trong mỗi hộp phải có bản hướng dẫn sử dụng vacxin.
(2) Ghi nhãn: Lọ ampun đựng vacxin phải ghi tên vacxin, số lượng vacxin, ngày sản xuất.
Ngoài hộp đựng các ampun có nhãn ghi
- Tên vacxin
- Tên xí nghiệp sản xuất
- Số lượng vacxin trong mỗi lọ, ampun
- Ngày sản xuất
- Hạn dùng
- Số kiểm nghiệm
(3) Bảo quản: Vacxin phải được bảo quản trong kho lạnh, tủ lạnh thời hạn có hiệu lực ghi ở điều 2.2. Vacxin phải bảo quản các điều kiện như trên, nếu quá thời gian có hiệu lực thì phải hủy bỏ.
(4) Khi vận chuyển, vacxin phải được đặt trong các thiết bị lạnh có nước đá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?