Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra hành chính các doanh nghiệp không?
Đoàn thanh tra hành chính có cần thiết phải có Phó trưởng đoàn không?
Tại Điều 21 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định đoàn thanh tra hành chính như sau:
- Đoàn thanh tra hành chính được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Đoàn thanh tra hành chính có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn Thanh tra.
Đoàn thanh tra liên ngành gồm đại diện những cơ quan liên quan; Trưởng đoàn thanh tra là đại diện cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra.
Hoạt động của Đoàn thanh tra liên ngành được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định này và các quy định của pháp luật về thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện quyền thanh tra.
Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra.
- Thành viên Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Như vậy, Đoàn thanh tra hành chính trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn Thanh tra.
UBND xã có quyền lập đoàn thanh tra không?
Đoàn thanh tra gồm những thành phần nào?
Theo Điều 8 Thông tư 06/2021/TT-TTCP thành phần Đoàn thanh tra như sau:
Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên Đoàn thanh tra.
Phó Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao. Các quy định khác của Thông tư này đối với thành viên Đoàn thanh tra cũng áp dụng đối với Phó Trưởng đoàn thanh tra, trừ trường hợp có quy định riêng.
Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Như vậy, Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên Đoàn thanh tra.
Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra hành chính các doanh nghiệp không?
Theo Điều 19 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch như sau:
- Căn cứ kế hoạch thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Và Điều 20 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất như sau:
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.
- Căn cứ khoản 1 Điều này, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo.
- Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Từ các quy định nêu trên có thể thấy Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thành lập Đoàn thanh tra anh nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?