Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hay không theo Nghị định 79?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật không?
- 6 nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra văn bản quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hay không theo Nghị định 79? (Hình từ Internet)
6 nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Bảo đảm tính toàn diện, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
- Bảo đảm không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
- Bảo đảm không cản trở, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra văn bản.
- Kịp thời kiểm tra khi có căn cứ kiểm tra văn bản và kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật.
- Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với việc kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
- Các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Căn cứ Điều 5 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định nội dung kiểm tra văn bản:
- Thẩm quyền ban hành văn bản.
- Nội dung, hình thức của văn bản.
- Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
- Căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 45 Nghị định Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
Theo đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản. Và, Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
Lưu ý: Căn cứ Điều 46 Nghị định Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Thủ tướng Chính phủ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
Thủ trưởng các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản điều chỉnh những nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của tổ chức mình.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan lập, tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung điều chỉnh những nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của cơ quan mình.
- Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi; thời gian, tiến độ thực hiện; phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
- Trường hợp các cơ quan thực hiện rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thì không cần lập kế hoạch.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm sinh năm mất của Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là ngày tháng năm nào? Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải là ngày lễ lớn?
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn 2025 file word? Tải Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn 2025 ở đâu?
- Tại đoạn đường chồng lấn, giao nhau thì phần đất để bảo trì đường bộ được xác định như thế nào?
- Cá mái chèo trôi vào bờ báo hiệu điều gì? Cá mái chèo ăn gì? Tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm?
- Con số may mắn hôm nay 19 5 2025? 3 con số may mắn hôm nay 19 5 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?