Cá mái chèo trôi vào bờ báo hiệu điều gì? Cá mái chèo ăn gì? Tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm?
Cá mái chèo trôi vào bờ báo hiệu điều gì?
Cá Mái chèo, còn gọi là cá Ruy băng, có tên khoa học là Regalecus glesne. Loài này nổi bật với thân hình dẹt dài như dải lụa bạc, có thể đạt chiều dài hơn 10 m. Đặc điểm của chúng là chiếc vây lưng đỏ rực kéo dài từ đỉnh đầu xuống phần thân, trông giống như chiếc mái chèo – nguồn gốc cho cái tên dân gian của chúng.
Sự xuất hiện của cá mái chèo từ lâu đã gắn liền với quan niệm về động đất hoặc sóng thần: Trong truyền thuyết của Nhật Bản, cá mái chèo được gọi là "ryugu no tsukai" (có nghĩa là "sứ giả đến từ long cung"). Loài cá này sẽ bơi lên từ biển sâu để cảnh báo con người về thảm họa động đất hoặc sóng thần sắp xảy ra. Do đó, cá mái chèo từ lâu được người dân Nhật Bản xem là điềm báo thiên tai sắp xảy ra.(*)
(*) Lưu ý: chưa có bằng chứng khoa học xác thực.
Thông tin cá mái chèo trôi vào bờ báo hiệu điều gì nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cá mái chèo trôi vào bờ báo hiệu điều gì? Cá mái chèo ăn gì? (Hình từ Internet)
Cá mái chèo ăn gì? Tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
Cá mái chèo ăn gì?
Cá mái chèo là loài cá hiếm, thường sống ở vùng nước sâu và rất ít khi xuất hiện gần bờ. Cá mái chèo thường sinh sống ở độ sâu từ 200 m đến 1.000 m. Chúng chủ yếu ăn sinh vật phù du, nhuyễn thể, mực và các loài giáp xác nhỏ.
*Thông tin cá mái chèo ăn gì chỉ mang tính chất tham khảo
Tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
(1) Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
(i) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
(ii) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
(2) Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
(i) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại (i) của (1) nêu trên.
(ii) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Những hành vi bị nghiêm cấm về lĩnh vực đa dạng sinh học là gì?
Những hành vi bị nghiêm cấm về lĩnh vực đa dạng sinh học được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 như sau:
- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 912/QĐ-BKHCN năm 2025 về ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số thời kỳ 2025 2030 như thế nào?
- Lưới điện phân phối là gì? Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối bao gồm những gì?
- Danh sách 24 tiết khí mới nhất? 24 tiết khí trong năm là gì? Lịch 24 tiết khí chi tiết? Nguyên tắc tác động vào thời tiết là gì?
- Bài phát biểu của học sinh trong Lễ Tri ân và Trưởng thành hay nhất? Mục đích của thi tốt nghiệp THPT là gì?
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc: Chưa phải là đảng viên có được xem xét, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên không?