Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 537/QĐ-BCT năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Bên cạnh đó, theo Điều 1 Nghị định 03/2023/NĐ-CP quy định về ị trí và chức năng của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Commission, viết tắt là VCC.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Trụ sở chính của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.
Ngoài ra, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có chức năng bao gồm:
+ Tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ theo khoản 7 và khoản 8 Điều 2 Quyết định 537/QĐ-BCT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Theo đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Đối với việc cạnh tranh:
+ Thực hiện công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động cạnh tranh trên thị trường; giám sát, phát hiện, xác minh các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực;
+ Rà soát, giám sát việc thực hiện điều kiện, nghĩa vụ trong quyết định cho hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, quyết định về việc tập trung kinh tế; việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
+ Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký, đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Tư vấn, hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
+ Giám sát việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 537/QĐ-BCT năm 2025 quy định về lãnh đạo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Lãnh đạo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Lãnh đạo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 122/NQ-CP 2025 về Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ra sao?
- Bài tuyên tuyền Lễ diễu binh Duyệt binh 2 9 Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm thế nào?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu thư chúc mừng ngày thành lập công ty đối tác hay? Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty tư nhân?
- Mẫu thỏa thuận đấu nối trong lĩnh vực điện mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 05? Hồ sơ đề nghị gồm những gì?