Mẫu thỏa thuận đấu nối trong lĩnh vực điện mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 05? Hồ sơ đề nghị gồm những gì?
Mẫu thỏa thuận đấu nối trong lĩnh vực điện mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 05?
Mẫu thỏa thuận đấu nối trong lĩnh vực điện mới nhất hiện nay là mẫu tại Phụ lục 5 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Tải về Mẫu thỏa thuận đấu nối trong lĩnh vực điện mới nhất hiện nay tại đây. Tải về
Tải về Mẫu thỏa thuận đấu nối mẫu trong lĩnh vực điện tại đây. Tải về
Mẫu thỏa thuận đấu nối trong lĩnh vực điện mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 05? Hồ sơ đề nghị gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thỏa thuận đấu nối vào hệ thống truyền tải điện gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Trình tự thoả thuận đấu nối vào hệ thống truyền tải điện
1. Khi có nhu cầu đấu nối mới hoặc thay đổi điểm đấu nối hiện tại, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải gửi hồ sơ đề nghị đấu nối cho Đơn vị truyền tải điện.
2. Hồ sơ đề nghị đấu nối bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đấu nối, kèm theo các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự kiến tại điểm đấu nối hiện tại;
c) Thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế - kỹ thuật của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại.
3. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm:
a) Xem xét sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các yêu cầu liên quan đến thiết bị điện dự kiến tại điểm đấu nối;
b) Chủ trì thực hiện đánh giá ảnh hưởng của việc đấu nối trang thiết bị, lưới điện, nhà máy điện của khách hàng có nhu cầu đấu nối đối với lưới điện truyền tải, bao gồm các nội dung chính sau:
- Tính toán các chế độ xác lập cho lưới điện khu vực đề nghị đấu nối trong giai đoạn 10 năm tiếp theo, bao gồm cả kết quả tính toán các phương án và đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chí N-1 của lưới điện truyền tải khu vực;
- Tính toán, đánh giá dòng điện ngắn mạch tại các điểm đấu nối và lưới điện khu vực trong giai đoạn 10 năm tiếp theo;
- Xác định cụ thể các ràng buộc, hạn chế do đấu nối mới có thể ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống truyền tải điện;
- Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện quy định tại Chương II Thông tư này, yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Chương này.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị thỏa thuận đấu nối vào hệ thống truyền tải điện gồm những giấy tờ cụ thể sau đây:
- Văn bản đề nghị đấu nối, kèm theo các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2025/TT-BCT;
- Các tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự kiến tại điểm đấu nối hiện tại;
- Thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế - kỹ thuật của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại.
Thời gian xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối vào hệ thống truyền tải điện được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 45 Thông tư 05/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Trình tự thoả thuận đấu nối vào hệ thống truyền tải điện
...
8. Thoả thuận đấu nối được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi Thỏa thuận đấu nối đã được ký kết, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm gửi 01 bản sao Thỏa thuận đấu nối đã ký (bao gồm cả phần phụ lục) cho Cấp điều độ có quyền điều khiển, và các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng, đóng điện chạy thử và vận hành chính thức.
9. Thời gian xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối, thỏa thuận các nội dung liên quan và ký Thỏa thuận đấu nối thực hiện theo quy định tại Điều 47 Thông tư này.
10. Trường hợp khách hàng có nhu cầu đấu nối vào lưới điện hoặc thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải khác, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm thoả thuận trực tiếp với Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải này. Trước khi thoả thuận thống nhất với khách hàng có nhu cầu đấu nối về phương án đấu nối, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải sở hữu thiết bị có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo thiết bị của khách hàng có nhu cầu đấu nối đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này. Các nội dung phát sinh liên quan đến đấu nối mới với khách hàng có nhu cầu đấu nối, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm cập nhật các nội dung này vào Thỏa thuận đấu nối đã ký với Đơn vị truyền tải điện.
11. Trường hợp đấu nối vào thanh cái cấp điện áp 110 kV hoặc trung áp thuộc các trạm điện 500 kV hoặc 220 kV trong phạm vi quản lý của Đơn vị truyền tải điện, trình tự và thủ tục thỏa thuận đấu nối được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này.
Như vậy, pháp luật quy định thời gian xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối, thỏa thuận các nội dung liên quan và ký Thỏa thuận đấu nối thực hiện theo quy định tại Điều 47 Thông tư 05/2025/TT-BCT.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tòa án có được yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không? Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về những nội dung nào?
- Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi? Tải mẫu?
- Chi tiết Lễ Khai mạc Festival Hoa Lan TPHCM lần 3? Quy định về việc đăng ký tổ chức lễ hội thế nào?
- Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số là gì? Mức thu phí dịch vụ duy trì?