Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch? Do ai có thẩm quyền đề nghị bổ nhiệm?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch?
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được nêu tại Điều 4 Nghị định 03/2023/NĐ-CP như sau:
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa 15 thành viên, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, một hoặc một số Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác.
2. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham gia hoạt động tố tụng cạnh tranh theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời tại Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
...
Theo đó, thành viên của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và một hoặc một số Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác.
Như vậy, pháp luật không quy định số lượng tối đa Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch? Do ai có thẩm quyền đề nghị bổ nhiệm? (hình từ internet)
Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai có quyền đề nghị bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được quy định tại Điều 3 Nghị định 03/2023/NĐ-CP như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
4. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
5. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về lĩnh vực công tác được phân công.
Theo quy định trên thì Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về lĩnh vực công tác được phân công.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn được nêu tại Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
- Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?