Tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật cần những gì?
- Tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được lập trong Bộ Quốc phòng cần những gì?
- Nhận được hồ sơ hợp lệ, quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được xem xét và ra quyết định trong thời gian bao lâu?
Tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 44 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật
1. Tuyên truyền viên pháp luật là người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có uy tín, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
c) Có khả năng diễn thuyết trước tập thể.
Theo quy định trên, tuyên truyền viên pháp luật là người được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, tuyên truyền viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có uy tín, năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị;
- Có khả năng diễn thuyết trước tập thể.
Công nhận tuyên truyền viên pháp luật được lập trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được lập trong Bộ Quốc phòng cần những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
1. Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị lựa chọn, lập danh sách và hồ sơ người có đủ Điều kiện, tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật;
b) Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật, gồm các thông tin sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo, lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật”.
4. Trường hợp hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật không hợp lệ thì trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
...
Theo đó, tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị lựa chọn, lập danh sách và hồ sơ người có đủ Điều kiện, tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật;
- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật, gồm các thông tin sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo, lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật”.
Nhận được hồ sơ hợp lệ, quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được xem xét và ra quyết định trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 46 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
...
5. Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật:
a) Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
b) Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được gửi đến Vụ Pháp chế, người được công nhận làm tuyên truyền viên pháp luật và cơ quan, đơn vị có liên quan; công bố theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 Thông tư này.
c) Tuyên truyền viên pháp luật được hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ thời Điểm quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được gửi đến Vụ Pháp chế, người được công nhận làm tuyên truyền viên pháp luật và cơ quan, đơn vị có liên quan. Đồng thời, công bố theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?