Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì hồ sơ gồm những gì?
- Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự theo điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
- Lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý yêu cầu cán bộ, chiến sĩ vi phạm viết bản tự kiểm điểm về hành vi vi phạm và tự nhận hình thức xử lý vi phạm; tổ chức thẩm tra, xác minh, kết luận về hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ; nếu vi phạm đã rõ thì không cần xác minh.
Căn cứ nội dung tự kiểm điểm của cán bộ, chiến sĩ và kết quả xác minh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, xét thấy cần thiết phải tạm đình chỉ công tác của cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định;
Vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân;
- Sau khi xử lý, báo cáo bằng văn bản về cơ quan điều lệnh cấp trên trực tiếp hoặc đơn vị ra thông báo. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều lệnh Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì hồ sơ gồm những gì?
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì hồ sơ được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Trình tự, thẩm quyền, hồ sơ xử lý vi phạm điều lệnh
...
3. Hồ sơ xử lý, bao gồm:
a) Biên bản kiểm tra điều lệnh hoặc biên bản vi phạm điều lệnh; biên bản xác minh, các tài liệu chứng cứ khác (nếu có);
b) Báo cáo kiểm điểm của đơn vị vi phạm điều lệnh; bản tự kiểm điểm, tường trình của cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh;
c) Biên bản họp xét, đề nghị xử lý vi phạm; biên bản kiểm phiếu (nếu có);
d) Quyết định xử lý, thông báo kết quả xử lý vi phạm.
4. Hồ sơ tài liệu xử lý vi phạm điều lệnh do cơ quan tham mưu đề xuất xử lý vi phạm lưu trữ. Việc lưu trữ hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác văn thư hành chính, hồ sơ lưu trữ văn bản quản lý nhà nước trong Công an nhân dân.
Như vậy, tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân thì hồ sơ gồm:
- Biên bản kiểm tra điều lệnh hoặc biên bản vi phạm điều lệnh; biên bản xác minh, các tài liệu chứng cứ khác (nếu có);
- Bản tự kiểm điểm, tường trình của cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh;
- Biên bản họp xét, đề nghị xử lý vi phạm; biên bản kiểm phiếu (nếu có);
- Quyết định xử lý, thông báo kết quả xử lý vi phạm.
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi vi phạm điều lệnh của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đều phải xử lý theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan đến điều lệnh Công an nhân dân.
2. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, thái độ tiếp thu của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm để quyết định hình thức xử lý phù hợp, bảo đảm tính giáo dục, phòng ngừa vi phạm.
3. Bảo đảm kịp thời, khách quan, công khai, dân chủ, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng quy định của Bộ Công an.
4. Mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý 01 lần. Trường hợp vi phạm nhiều lần với cùng hành vi vi phạm thì xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với hành vi đó. Trong cùng một thời điểm vi phạm nhiều lỗi thực hiện như sau: Nếu các hành vi có hình thức xử lý khác nhau thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý cao nhất; nếu các hành vi có cùng một hình thức xử lý thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn 01 bậc so với hình thức xử lý tương ứng với một trong các hành vi đó. Trong cùng một vụ việc có nhiều cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bị xử lý về hành vi vi phạm của mình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, chiến sĩ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?