Khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025? Hướng dẫn quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025 thế nào?
Khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025? Hướng dẫn quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025 thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2457/BGDĐT-GDĐH năm 2025 TẢI VỀ Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào giữa các phương thức xét tuyển (PTXT), tổ hợp xét tuyển (THXT) khi cơ sở đào tạo (CSĐT) sử dụng đồng thời nhiều PTXT, THXT cho một ngành/nhóm ngành đào tạo.
Thứ nhất, nguyên tắc xây dựng quy tắc quy đổi
Các CSĐT khi xây dựng quy tắc quy đổi tương đương cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính tương đương (điểm c Khoản 1, Điều 1, Thông tư 06): Quy tắc quy đổi phải bảo đảm điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển của một mã xét tuyển tương đương về mức độ đáp ứng yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo tương ứng.
- Dựa trên yêu cầu đầu vào thực chất: Quy tắc quy đổi tương đương phải gắn với yêu cầu сụ thể của ngành/chương trình đào tạo. Các tiêu chí chính dùng để xét tuyển trong mỗi PTXT phải tập trung đánh giá kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà ngành học yêu cầu.
- Công bằng, minh bạch, công khai, và thống nhất: Quy tắc quy đổi tương đương phải được xây dựng một cách khách quan; được công bố trong thông tin tuyển sinh và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của CSĐT theo quy định, áp dụng thống nhất cho tất cả thí sinh dự tuyển vào cùng một ngành/chương trình đào tạo; bảo đảm tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng dựa trên điểm trúng tuyển tương đương, không phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.
- Bảo đảm tính khoa học và thực tiễn: Quy tắc quy đổi phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; CSĐT có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này.
- Đơn giản, dễ hiểu: Quy tắc quy đổi tương đương cần được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu để thí sinh và xã hội có thể nắm bắt và giám sát, tránh các công thức phức tạp hoặc không rõ cách tính dẫn đến hiểu nhầm.
Thứ hai, khung quy đổi tương đương
(1) Khung quy đổi giữa các loại điểm thi:
Khung quy đổi đưa ra các khoảng điểm của các bài thi riêng (APT, HSA, TSA..) và khoảng điểm các tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT phù hợp theo phương pháp bách phân vị3 trên cơ sở phân tích kết quả thi của những thí sinh có cả điểm bài thi riêng và điểm tổ hợp môn thi tốt nghiệp tương ứng của năm 2025. Các khoảng điểm được xếp tương ứng với tốp 0,5%, 1%, 3%, 5%, 10%... như bảng sau:
Trách nhiệm của các CSĐT tổ chức kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi độc lập:
- Xác định những tổ hợp môn thi tốt nghiệp phù hợp với đặc điểm của bài thi riêng do CSĐT tổ chức và khuyến cáo các CSĐT khác có thể sử dụng, trong đó làm rõ tổ hợp nào phù hợp nhất.
- Công bố bách phân vị của kết quả bài thi riêng năm 2025 (X0, X1... trong Bảng) trước ngày 31/5/2025; chậm nhất 30/6/2025 đối với các bài thi có kết quả công bố sau 31/05/2025.
- Phối hợp với Bộ GDĐT để phân tích kết quả thi tốt nghiệp THPT của các thí sinh đã có kết quả bài thi riêng, trên cơ sở đó công bố các khoảng điểm của các tổ hợp môn thi phù hợp (A0, A1..., B0, B1... trong Bảng 1), chậm nhất 3 ngày sau khi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Trên cơ sở các số liệu này, điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào của từng ngành, nhóm ngành cụ thể sẽ được quy đổi tuyến tính trong từng khoảng điểm. Ví dụ, điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 (T_A00) nằm trong khoảng A2 - A3 sẽ được quy đổi tương đương sang điểm trúng tuyển theo điểm thi HSA (T_HSA) theo công thức:
T_HSA = HSA3 + (T_A00 – A3) × (HSA2 – HSA3) / (A2 – A3) |
(2) Khung quy đổi giữa các tổ hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung duy trì hình thức nhập điểm chênh giữa THXT gốc và các THXT khác cho một ngành của các CSĐT như các năm trước. Việc xác định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp thông dụng sẽ dựa trên đối sánh phổ điểm do Bộ GDĐT công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo từng khoảng điểm trúng tuyển
(3) Khung quy đổi điểm trúng tuyển từ kết quả học tập THPT (điểm học bạ)
Điểm học bạ ở THPT không phản ánh kết quả đánh giá trên một thang đánh giá thống nhất toàn quốc, vì vậy việc xây dựng một khung quy đổi chung không có ý nghĩa.
Tuy nhiên, Bộ GDĐT sẽ công bố các số liệu thống kê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình các môn học ở THPT, trên cơ sở đó các CSĐT xác định quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào.
Thứ ba, hướng dẫn áp dụng khung quy đổi
Căn cứ các nguyên tắc và khung quy đổi hướng dẫn trên đây, các CSĐT xây dựng các bảng quy đổi và công thức quy đổi cho từng chương trình, ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo, cụ thể như sau:
- Lựa chọn các bài thi, tổ hợp môn thi phù hợp với các phương thức xét tuyển của chương trình, ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo. Đối với mỗi bài thi riêng được sử dụng, cần lập một bảng riêng. Mỗi bảng quy đổi chỉ nên dùng 01 tổ hợp môn phù hợp nhất (quy đổi các tổ hợp khác dựa trên chênh lệch điểm).
- Có thể chia các khoảng điểm chi tiết hơn, hoặc điều chỉnh các khoảng điểm trong khung quy đổi ở Bảng trên cho phù hợp với yêu cầu của từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
- Xây dựng các bảng quy đổi và công thức cho điểm trúng tuyển theo các bài thi không do các CSĐT trong nước tổ chức (ví dụ SAT, ACT..) theo phương pháp phù hợp, khuyến cáo sử dụng phương pháp bách phân vị.
Các căn cứ cụ thể để các CSĐT thực hiện:
- Phân tích các dữ liệu thống kê (dữ liệu tuyển sinh các năm trước, kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển từ các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển khác nhau, phổ điểm các kỳ thi...);
- Xem xét bản chất, độ khó, thang điểm, phổ điểm và đặc điểm nhóm thí sinh của từng phương thức xét tuyển, kết quả điểm kỳ thi, tổ hợp xét tuyển khi xây dựng bảng quy đổi, công thức quy đổi.
Khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025? Hướng dẫn quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chung của giáo dục đại học là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định mục tiêu chung của giáo dục đại học như sau:
- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 chính thức?
Căn cứ theo Mục 1 Phần I Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 chính thức như sau:
Cụ thể, lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT Chương trình Giáo dục thường xuyên được ban hành kèm theo Quyết định 50/2006/QĐBGDĐT như sau:
Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành:










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ra sao?
- Lễ quốc tang cấm những hoạt động gì? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông báo về Lễ Quốc tang theo quy định?