Đã có Công điện 68/CĐ-TTg về triển khai sắp xếp và xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ra sao?
- Đã có Công điện 68/CĐ-TTg về triển khai sắp xếp và xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ra sao?
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định thế nào?
Đã có Công điện 68/CĐ-TTg về triển khai sắp xếp và xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ra sao?
Ngày 20/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 68/CĐ-TTg năm 2025 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Công điện 68/CĐ-TTg năm 2025
Theo Công điện 68/CĐ-TTg năm 2025, để bảo đảm việc rà soát tổng thể và sắp xếp, bố trí lại trụ sở, cơ sở vật chất đã được trang bị phù hợp với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Chủ động thực hiện sắp xếp, điều hòa các cơ sở nhà, đất trong nội bộ Bộ, cơ quan trung ương, địa phương để bảo đảm trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong quá trình thực hiện tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; hoàn thành trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt.
- Căn cứ thực tế biên chế, số lượng thực tế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để tổ chức rà soát, đánh giá các công trình trụ sở hiện hữu thuộc phạm vi quản lý để sắp xếp lại, bố trí, sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng đảm bảo hiệu quả;
Ưu tiên sắp xếp, bố trí cho y tế, giáo dục, văn hóa cộng đồng; có phương án, kế hoạch quản lý, xử lý sắp xếp ngay các trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và tài sản công, không để thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá những công trình, dự án trụ sở đang thi công để xem xét, có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể theo thẩm quyền và quy định pháp luật; xem xét, thực hiện thủ tục dừng kỹ thuật các hạng mục không thể tiếp tục triển khai thi công để tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng và thanh quyết toán theo quy định. Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền (nếu có).
- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các bộ, cơ quan, địa phương kịp thời có văn bản gửi Bộ Tài chính để được hướng dẫn.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, tăng cường công tác hạch toán, quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm kiểm kê đầy đủ, chính xác xe ô tô, tài sản hiện có để làm cơ sở bàn giao, tiếp nhận và lập phương án xử lý tài sản dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, không để thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp.
Gắn công tác kiểm kê tài sản công với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
*Trên đây là "Đã có Công điện 68/CĐ-TTg về triển khai sắp xếp và xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ra sao?"
Đã có Công điện 68/CĐ-TTg về triển khai sắp xếp và xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ra sao? (Hình từ Internet)
Chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính?
Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cần phải bảo đảm yêu cầu sau:
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính
...
2. Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sau sắp xếp; quan tâm bố trí nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính sau sắp xếp; hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã.
Theo đó, Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm sau:
- Chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sau sắp xếp;
- Quan tâm bố trí nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính sau sắp xếp;
- Hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ra sao?
- Lễ quốc tang cấm những hoạt động gì? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông báo về Lễ Quốc tang theo quy định?
- Thông báo Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước khi nào ban hành theo Nghị định 105? Thời gian tổ chức Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước là bao lâu?