Bố trí lực lượng kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân và phân công nhiệm vụ kiểm tra được quy định như thế nào?
Bố trí lực lượng kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định như sau:
Bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Bố trí lực lượng
Việc kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải thành lập tổ kiểm tra. Mỗi tổ kiểm tra có từ 02 đến 04 đồng chí, do 01 đồng chí làm Tổ trưởng. Trường hợp cần nhiều cán bộ hơn do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
...
Như vậy, bố trí lực lượng kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân được pháp luật quy định như sau:
Việc kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải thành lập tổ kiểm tra. Mỗi tổ kiểm tra có từ 02 đến 04 đồng chí, do 01 đồng chí làm Tổ trưởng. Trường hợp cần nhiều cán bộ hơn do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Phân công nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định như sau:
Bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
...
2. Phân công nhiệm vụ
a) Tổ trưởng chịu trách nhiệm chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của tổ kiểm tra; phổ biến, quán triệt cho cán bộ trong tổ kiểm tra về nội dung kế hoạch kiểm tra và các nội dung khác có liên quan; trực tiếp điều hành việc kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
b) Các tổ viên phải nắm chắc các nội dung và thực hiện nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công như: Ghi hình (quay camera), chụp ảnh, ghi âm, đo nồng độ cồn, ghi chép đầy đủ tình hình có liên quan đến hoạt động kiểm tra; ghi biên bản, dự thảo báo cáo, thông báo kết quả kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng.
Theo đó, phân công nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân được pháp luật quy định như sau:
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của tổ kiểm tra; phổ biến, quán triệt cho cán bộ trong tổ kiểm tra về nội dung kế hoạch kiểm tra và các nội dung khác có liên quan; trực tiếp điều hành việc kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
- Các tổ viên phải nắm chắc các nội dung và thực hiện nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công như: Ghi hình (quay camera), chụp ảnh, ghi âm, đo nồng độ cồn, ghi chép đầy đủ tình hình có liên quan đến hoạt động kiểm tra; ghi biên bản, dự thảo báo cáo, thông báo kết quả kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng.
Cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn, số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Tiêu chuẩn
a) Tiêu chuẩn chung
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp hành nghiêm điều lệnh Công an nhân dân; có trình độ, năng lực nghiệp vụ, pháp luật; nắm vững và thực hiện đúng các quy định về điều lệnh, quân sự, võ thuật và các quy định khác có liên quan đến công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật.
b) Tiêu chuẩn cụ thể
Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau: Là sĩ quan nghiệp vụ, có trình độ trung cấp Công an trở lên, có thời gian công tác thực tế trong Công an từ 05 năm trở lên; đã được tập huấn điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật theo quy định về tập huấn điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật trong Công an nhân dân; được cấp Giấy kiểm tra điều lệnh;
Cán bộ bán chuyên trách làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau: Có trình độ trung cấp Công an trở lên, nếu tốt nghiệp đại học ngành ngoài phải được bồi dưỡng nghiệp vụ Công an; có thời gian công tác thực tế trong Công an ít nhất 03 năm; có khả năng về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật đáp ứng được yêu cầu công tác điều lệnh đề ra;
c) Không phân công cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân đối với các đồng chí: Là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; bị kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể trong thời gian 05 năm liền kề với thời điểm phân công; có kết quả phân loại cán bộ đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liền và không hoàn thành nhiệm vụ trong 01 năm gần nhất.
...
Theo đó, tiêu chuẩn chung của cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp hành nghiêm điều lệnh Công an nhân dân; có trình độ, năng lực nghiệp vụ, pháp luật; nắm vững và thực hiện đúng các quy định về điều lệnh, quân sự, võ thuật và các quy định khác có liên quan đến công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật.
Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân:
- Cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Là sĩ quan nghiệp vụ, có trình độ trung cấp Công an trở lên, có thời gian công tác thực tế trong Công an từ 05 năm trở lên.
+ Đã được tập huấn điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật theo quy định về tập huấn điều lệnh, huấn luyện quân sự, võ thuật trong Công an nhân dân.
+ Được cấp Giấy kiểm tra điều lệnh.
- Cán bộ bán chuyên trách làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có trình độ trung cấp Công an trở lên, nếu tốt nghiệp đại học ngành ngoài phải được bồi dưỡng nghiệp vụ Công an.
+ Có thời gian công tác thực tế trong Công an ít nhất 03 năm.
+ Có khả năng về công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật đáp ứng được yêu cầu công tác điều lệnh đề ra.
- Không phân công cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân đối với các đồng chí:
+ Là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; bị kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể trong thời gian 05 năm liền kề với thời điểm phân công.
+ Có kết quả phân loại cán bộ đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liền và không hoàn thành nhiệm vụ trong 01 năm gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?