Trường hợp nào Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
- Trường hợp nào Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
- Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê là ai?
- Trường hợp Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo với ai?
Trường hợp nào Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
Theo khoản 3 Điều 9 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 388/QĐ-BKHĐT năm 2017 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn và Người được ủy quyền phát ngôn
...
3. Có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật báo chí:
a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
...
Căn cứ trên quy định Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau:
- Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
- Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
- Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
Trường hợp nào Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (Hình từ Internet)
Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê là ai?
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 388/QĐ-BKHĐT năm 2017 quy định như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thống kê gồm:
a) Tổng cục trưởng;
b) Người được Tổng Cục trưởng giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (Người phát ngôn của Tổng cục).
...
Như vậy, Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê là người được Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên.
Trường hợp Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo với ai?
Theo khoản 7 Điều 9 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 388/QĐ-BKHĐT năm 2017 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn và Người được ủy quyền phát ngôn
...
7. Trường hợp Người phát ngôn không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Theo quy định nêu trên thì trường hợp Người phát ngôn của Tổng cục Thống kê không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại thuộc cơ quan nào của Chính phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào?
- 5+ Nghị luận xã hội về việc trồng và bảo vệ cây xanh hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông được quy định ra sao?
- Có được phép bắt đối tượng bị truy nã trên xe ô tô vào ban đêm không? Ai có thẩm quyền ban hành quyết định truy nã?
- Thuyền trưởng tàu biển có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu không?