Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào?

Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì theo Nghị định 165? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào? Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì theo Nghị định 165?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
1. Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” kèm theo tên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đường bộ.
2. Số hiệu đường bộ bao gồm phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm và được quy định đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị như sau:
a) Số hiệu của đường cao tốc bao gồm: chữ “CT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
b) Số hiệu của quốc lộ bao gồm: chữ “QL.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
c) Số hiệu đường tỉnh bao gồm: chữ “ĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
d) Số hiệu đường huyện bao gồm: chữ “ĐH.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;
đ) Số hiệu đường đô thị bao gồm: chữ “ĐĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có.
3. Trường hợp đường thứ hai trở lên sử dụng ký hiệu và số tự nhiên đã đặt cho đường khác thì liền kề sau số tự nhiên phải thêm vào các chữ cái B, C, D để đặt cho đường thứ hai và các đường tiếp theo.
4. Các số tự nhiên để đặt số hiệu đường tỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
...

Như vậy, số hiệu đường bộ bao gồm phần ký hiệu bằng chữ cái viết tắt của các loại đường, liền phía sau chữ cái là dấu chấm, số tự nhiên phía sau dấu chấm và được quy định đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị như sau:

- Số hiệu của đường cao tốc bao gồm: chữ “CT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;

- Số hiệu của quốc lộ bao gồm: chữ “QL.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;

- Số hiệu đường tỉnh bao gồm: chữ “ĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;

- Số hiệu đường huyện bao gồm: chữ “ĐH.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có;

- Số hiệu đường đô thị bao gồm: chữ “ĐĐT.” sau đó là số tự nhiên của đường cần đặt, chữ cái nếu có.

Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào?

Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ như sau:

Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
...
8. Đối với đường bộ tham gia mạng lưới đường bộ quốc tế thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đường bộ.
9. Thẩm quyền đặt tên, số hiệu đường bộ và trách nhiệm công bố tên, số hiệu đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải đặt tên, số hiệu quốc lộ và đường bộ tham gia mạng lưới đường bộ theo điều ước quốc tế;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt tên, số hiệu đường tỉnh, đường huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên, số hiệu đường xã;
d) Thẩm quyền đặt tên, đổi tên đường đô thị thực hiện theo Quy chế của Chính phủ về đặt tên, đối tên đường, phố và công trình công cộng.
10. Không bắt buộc đặt, đổi tên, số hiệu đường bộ đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Đường bộ và các tuyến đường bộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Như vậy, thẩm quyền đặt tên, số hiệu đường bộ và trách nhiệm công bố tên, số hiệu đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như sau:

- Bộ Giao thông vận tải đặt tên, số hiệu quốc lộ và đường bộ tham gia mạng lưới đường bộ theo điều ước quốc tế;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt tên, số hiệu đường tỉnh, đường huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên, số hiệu đường xã;

- Thẩm quyền đặt tên, đổi tên đường đô thị thực hiện theo Quy chế của Chính phủ về đặt tên, đối tên đường, phố và công trình công cộng.

Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định về quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ
...
3. Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai.

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ nộp ngân sách nhà nước bao gồm những gì? Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ ra sao?
Pháp luật
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm những nội dung nào? Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát với tần suất thế nào?
Pháp luật
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ bao nhiêu năm? Quy hoạch nào định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm những gì? Quy định về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ?
Pháp luật
Đã có Thông tư 41 2024 quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung gì theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào