Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt thì có được nhờ người thân viết hộ để thực hiện lấy ý kiến cử tri hay không?
Cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt thì có được thực hiện lấy ý kiến cử tri hay không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của cử tri như sau:
- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
- Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.
- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
Như vậy, cử tri có quyền và nhiệm vụ theo như quy định nêu trên. Theo đó, trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Căn cứ Điều 14 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định về công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ như sau:
- Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri theo quy định tại điểm đ Khoản 1 và điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án đến Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải.
- Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm đăng tải Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri.
Như vậy, việc công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ được thực hiện theo quy định nêu trên. Theo đó, trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm đăng tải Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri.
Lấy ý kiến cử tri
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhập, xử lý kiến nghị về kết quả lấy ý kiến cử tri?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định về quy định về tiếp nhập, xử lý kiến nghị về kết quả lấy ý kiến cử tri như sau:
- Khi phát hiện có sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri, công dân và tổ chức có quyền khiếu nại với Ủy ban nhân dân nơi lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Ủy ban nhân dân nơi đó phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
- Trường hợp phát hiện sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri do quá trình tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri, Ủy ban nhân dân các cấp chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri gửi các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.
- Trường hợp phát hiện sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri do Cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ đề nghị đính chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm đính chính kết quả lấy ý kiến cử tri.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Như vậy, việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị về kết quả lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo như quy định nêu trên. Theo đó, trường hợp phát hiện sai sót về kết quả lấy ý kiến cử tri do Cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ đề nghị đính chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm đính chính kết quả lấy ý kiến cử tri.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?