Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì về đào tạo và bồi dưỡng? Trường này có bao nhiêu cơ sở bồi dưỡng?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì về đào tạo và bồi dưỡng?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì về đào tạo và bồi dưỡng được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
2. Về đào tạo, bồi dưỡng
a) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Giám đốc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và phê duyệt theo quy định; triển khai các chương trình bồi dưỡng sau khi được Tổng Giám đốc ban hành.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu các chương trình được giao tổ chức bồi dưỡng; trình Tổng Giám đốc quyết định việc tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu được giao biên soạn, trước khi trình Tổng Giám đốc ban hành; quản lý, cập nhật, bổ sung, sử dụng để giảng dạy.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
d) Tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương; công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.
đ) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc; bồi dưỡng lý luận chính trị; quản lý nhà nước; kiến thức đối ngoại; kỹ năng hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin và các chương trình bồi dưỡng, các kiến thức bổ trợ khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trường được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
e) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
g) Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định; báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Đề xuất nâng cao chất lượng bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
h) Cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận cho học viên sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định của pháp luật.
i) Quản lý học viên, cấp giấy khen cho học viên có thành tích học tập xuất sắc trong các khóa bồi dưỡng theo quy định.
k) Quản lý, vận hành hệ thống bồi dưỡng trực tuyến được giao theo quy định.
…
Theo đó, đối với đào tạo và bồi dưỡng thì Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trường?
Hiệu trưởng trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trường, thì theo quy định tại Điều 6 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Xây dựng dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng, khoa; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng thuộc Trường, chuyển Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình Tổng Giám đốc ban hành.
3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trường; đảm bảo chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
5. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Trường, quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức; chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Trường; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
6. Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì hiệu trưởng trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
- Xây dựng dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng, khoa; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng thuộc Trường, chuyển Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình Tổng Giám đốc ban hành.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trường; đảm bảo chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
- Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Trường, quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức; chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Trường; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
- Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có bao nhiêu cơ sở bồi dưỡng?
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có bao nhiêu cơ sở bồi dưỡng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Trường gồm:
a) Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ;
b) Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý;
c) Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
d) Văn phòng;
đ) Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh;
e) Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Phòng, khoa, cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phòng) do Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương) quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. Giúp Trưởng phòng và tương đương có Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng và tương đương). Số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương do Hiệu trưởng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo tiêu chuẩn chức danh, quy trình do Tổng Giám đốc quy định.
…
Theo đó, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có 02 cơ sở bồi dưỡng:
- Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh;
- Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?