Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?

Tham khảo mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9 dưới đây:

Mẫu số 1 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

“Bếp lửa” của Bằng Việt là một áng thơ tám chữ đong đầy những tình cảm đáng quý và xúc động về tình cảm bà cháu. Xuyên suốt bài thơ, những điệp từ, điệp ngữ về bếp lửa, nhóm lửa, ngọn lửa được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp tạo nhịp điệu và sự kết nối giữa các mảnh ghép kí ức của nhà thơ. Đồng thời khắc sâu hình ảnh đó vào cảm xúc người đọc, giúp tạo cầu nối đồng điệu giữa tâm hồn của người đọc và tác giả. Hình ảnh bếp lửa ấy gắn liền với tuổi thơ vất vả, cơ cực của tác giả - một đứa trẻ sống xa cha mẹ trong chiến tranh.

Nhưng tuy thiếu thốn, nhọc nhằn, khó khăn, thì tuổi thơ đó của tác giả vẫn thật đẹp và ấm áp, bình yên bởi bên cạnh luôn có hình bóng của người bà. Bà vừa là cô giáo dạy cháu học, vừa là cha mẹ chăm sóc cháu, vừa là bà yêu thương, bảo ban cháu từng ngày. Tuy còn nhỏ, nhưng tác giả lúc ấy đã hiểu được những hi sinh, nhọc nhằn, vất vả của bà, Có lẽ chính bởi vì thế, mà ông rất yêu thương và luôn biết ơn người bà của mình. Để giờ đây tuy đã đi xa nhà, hình ảnh bà vẫn luôn hiện lên ấm áp, nồng đượm và sâu sắc trong tâm trí nhà thơ.

Ngoài nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, “Bếp lửa” còn đặc biệt thành công với nghệ thuật xây dựng hình ảnh bếp lửa mang tính biểu tượng, ẩn dụ cho nhiều giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Ngọn lửa từ căn bếp do bà nhóm lên đó, là tình yêu, sự quan tâm của bà, không chỉ thắp sáng những tháng ngày tuổi thơ, mà còn thắp sáng lên cả ước mơ và hi vọng về tương lai tươi sáng.

Với giọng thơ ấm áp, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu tính biểu tượng, “Bếp lửa” thực sự là một áng thơ đặc biệt nổi bật và thành công trong chùm thơ có chung chủ đề về tình bà cháu.

Mẫu số 2 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời.

Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm

Mẫu số 3 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

Bếp lửa là một tác phẩm được nhà thơ Bằng Việt sáng tác trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang bước và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp giản dị gợi lại biết bao kỉ niệm thân thương về bà.

Nhắc đến bà là những tảo tần sớm hôm vất vả. Bằng nghị lực phi thường và tình yêu thương cháu nhỏ, sớm sớm chiều chiều vẫn bếp lửa bà nhen để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thần kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,...

Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

Mẫu số 4 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một hình ảnh thơ đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo sớm hôm. Và hơn hết, bếp lửa ấy là cả tuổi thơ trong người cháu. Nó gắn với sương sớm, gắn với những yêu thương và cả những tháng ngày bố mẹ mẹ vất vả nơi chiến trường, bên cháu chỉ có bà và bếp lửa. Ký ức có phần đau thương bởi gắn với mùi hương của lửa, gắn với những tháng ngày xa nhà, thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng bù lại người cháu được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà.

Tám năm dòng cùng bà nhóm lửa là tám năm người cháu cháu được nghe những tiếng tu hú kêu, được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Và dù bếp lửa có trải qua gian khó vẫn ấm áp mãi tình yêu thương. Ngay cả khi giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi thì bếp lửa ấy vẫn là nơi sưởi ấm tình thương của bà và cả niềm tin trong cháu. Điệp từ một ngọn lửa, một bếp lửa được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ như một sự khẳng định, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ dòng cảm xúc trong lòng tác giả. Bếp lửa là sự vất vả của bà nhưng những vất vả của bà đã làm nên tình thương lớn lao cho người cháu và trở nên:

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! Hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh của làng quê, không chỉ là hình ảnh của những năm tháng thiếu thốn mà bếp lửa trở thành những ký ức trong tâm hồn của cháu. Và dù để ở nước Nga xa xôi cháu vẫn mãi nhớ về bà, mãi nhớ về bếp lửa trong tất cả yêu thương nồng đượm.

Mẫu số 5 - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9

Ngọn lửa, từ bao đời nay luôn là biểu tượng thiêng liêng của sự sống, đem lại ánh sáng, sự ấm áp cho con người và vạn vật. Đi vào thơ kháng chiến, ngọn lửa trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí và nghị lực, là biểu tượng rực cháy của niềm tin và hy vọng chiến thắng,…

Nhiều nhà thơ đã rất thành công khi lấy cảm hứng từ hình ảnh ánh đèn, ngọn lửa,… Tiêu biểu là Bằng Việt với “Bếp lửa”. Trong bài thơ ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Ngọn lửa chính là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu. Bà nhóm lên tình yêu thương dành cho mọi người, cho cháu (ngọn lửa lòng bà ủ sẵn, ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...).

Ngọn lửa bình dị mà mang ý nghĩa thiêng liêng kỳ diệu. Bếp lửa bà nhen ko chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài mà còn nhen lên từ ngọn lửa trong bà: ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bà là người giữ ngọn lửa, truyền lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Bằng Việt đã sáng tạo hình ảnh ngọn lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình. Trong hình ảnh ngọn lửa ấy, người đọc còn cảm nhận rất rõ tình yêu gia đình, quê hương đất nước của nhà thơ.

*Trên đây là thông tin về "Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?"

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?

Nhiệm vụ của học sinh trung học được quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?

Mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng động đất? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Từ đa nghĩa là gì? 5 ví dụ về từ đa nghĩa? Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu về một địa điểm du lịch ở Việt Nam mà em thích? Cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành cần có hợp đồng đại lý không?
Pháp luật
3+ Đoạn văn ghi lại cảm nhận về truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du? Lập dàn ý? Mục tiêu cấp trung học cơ sở môn Ngữ Văn?
Pháp luật
03 Bài nghị luận xã hội về bệnh vô cảm? Dàn ý cách viết bài nghị luận xã hội về bệnh vô cảm? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể về một buổi sinh hoạt lớp của em lớp 4? Đoạn văn kể về một buổi sinh hoạt lớp của em lớp 4 hay nhất, sinh động?
Pháp luật
Bài văn miêu tả một giờ học mà em thấy thú vị lớp 6? Dàn ý bài văn miêu tả một giờ học mà em thấy thú vị lớp 6?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể về một thiên tai thời tiết em từng trải qua lớp 6 hay, chọn lọc nhất? Kể về một thiên tai em từng trải qua?
Pháp luật
Từ ghép đẳng lập là gì? 20 từ ghép đẳng lập? Tính chất của từ ghép đẳng lập? Mục tiêu chung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn?
Pháp luật
5 Mẫu đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu về một giờ học em thấy thú vị lớp 3? Khen thưởng Học sinh Xuất sắc cuối năm học đối với học sinh tiểu học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào