Trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cơ sở y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì?

Vắc xin và sinh phẩm y tế được hiểu như thế nào? Trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cơ sở y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì? Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn Thanh Vân ở Đồng Tháp.

Vắc xin và sinh phẩm y tế được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 10 và khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.
Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.

Theo đó, vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.

Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế (Hình từ Internet)

Cơ sở y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế?

Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
1. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này;
b) Tổ chức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng và quy định danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này;
c) Quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tuỳ theo tình hình dịch;
d) Quy định việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này; điều kiện của cơ sở y tế quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này;
đ) Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn để xem xét nguyên nhân khi có tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức triển khai tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.
4. Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện việc tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong phạm vi chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức triển khai tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.

Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện việc tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong phạm vi chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?

Tại khoản 6 Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
...
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế và người làm công tác tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có lỗi trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra tai biến cho người được sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế theo quy định của pháp luật.
6. Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế phòng bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp nào và phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Đối tượng nào phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc và Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì đối với việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc?
Pháp luật
Trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cơ sở y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế và tiêm chủng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế phòng bệnh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,390 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế phòng bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế phòng bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào