Trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có bao nhiêu phòng chức năng? Và có các Khoa chuyên môn nào?
Trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có bao nhiêu phòng chức năng?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2017/TT-BYT thì trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có 03 phòng chức năng, cụ thể là:
1. Phòng Tổ chức - Hành chính.
2. Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ.
3. Phòng Tài chính - Kế toán.
Trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có bao nhiêu phòng chức năng? (Hình từ Internet)
Trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có các Khoa chuyên môn nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 26/2017/TT-BYT quy định các Khoa chuyên môn có trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh gồm:
1. Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
4. Khoa Dinh dưỡng.
5. Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp; ở địa phương có khu công nghiệp và có nhu cầu thì được thành lập khoa Bệnh nghề nghiệp riêng.
6. Khoa Sức khỏe sinh sản.
7. Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.
8. Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng.
9. Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế (nơi có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới).
10. Khoa Dược - Vật tư y tế.
1 1. Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng.
12. Phòng khám đa khoa, chuyên khoa (thực hiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập).
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nhu cầu và khả năng của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, chia tách, lồng ghép các phòng, khoa theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 26/2017/TT-BYT;
Quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2017/TT-BYT bảo đảm thực hiện dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu thực tế và theo quy định của pháp luật.
Số lượng người làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được xác định thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 26/2017/TT-BYT quy định về số lượng người làm việc trong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh như sau:
Số lượng người làm việc
1. Số lượng người làm việc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Trung tâm và các phòng, khoa theo quy định tại các điều 5, 6 và 7 Thông tư này, nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch điều chỉnh số lượng người làm việc theo khối lượng công việc, báo cáo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo đó số lượng người làm việc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Trung tâm và các phòng, khoa theo quy định tại các điều 5, 6 và Điều 7 Thông tư 26/2017/TT-BYT, nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung.
Tài chính của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có thể lấy từ các nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 26/2017/TT-BYT quy định 06 nguồn tài chính của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sau đây:
1. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.
2. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.
3. Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.
4. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
5. Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm: kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao.
6. Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?