Trong tố tụng dân sự, mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu?
Trong tố tụng dân sự, mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản mới nhất là mẫu nào?
Hiện nay, mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản trong tố tụng dân sự được quy định là Mẫu số 11-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản
Lưu ý: Kèm theo mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản có hướng dẫn sử dụng như sau:
(1) Ghi địa điểm nơi tiến hành định giá tài sản.
(2) Ghi loại tranh chấp của vụ việc có tài sản tiến hành định giá (ví dụ: tranh chấp quyền sử dụng đất).
(3) Ghi cụ thể từng loại tài sản cần được định giá.
(4) Ghi cụ thể về các hành vi cản trở việc tiến hành định giá tài sản.
Trong tố tụng dân sự, mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? (Hình từ Internet)
Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ trong tố tụng dân sự khi việc định giá tiến hành như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Xác định chứng cứ
1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Như vậy, theo quy định, kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ trong tố tụng dân sự khi việc định giá tài sản được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Trong tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong trường hợp nào?
Định giá tài sản được quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
...
Như vậy, Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
- Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
- Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thực chữ ký người dịch thì cơ quan thực hiện cần phải lưu mấy bản giấy tờ? Thời hạn lưu trữ bao lâu?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vũ trường cần phải đáp ứng điều kiện cách trường học bao nhiêu m?
- Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên xin nghỉ hưởng lương bằng cách nào? Đi làm ngày này có được thưởng?
- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên bị khởi tố? Cấp ủy viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Viễn thông là gì? Nghiêm cấm sử dụng thiết bị viễn thông để thực hiện hành vi nào theo quy định?