Mẫu Biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự là mẫu nào? Kết quả định giá tài sản có được xem là chứng cứ?
Mẫu Biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự là mẫu nào?
Mẫu Biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự theo Mẫu số 10-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:
Tải về Mẫu Biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự
Mẫu Biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự là mẫu nào? (hình từ internet)
Kết quả định giá tài sản có được xem là chứng cứ?
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự như sau:
Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Đồng thời tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xác định chứng cứ như sau:
Xác định chứng cứ
...
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
...
Theo quy định, kết quả định giá tài sản được xem là một trong những nguồn chứng cứ. Tuy nhiên kết quả định giá tài sản sẽ được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
2. Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
Như vậy, trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
- Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
- Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì ai là người chịu phí định giá tài sản?
Căn cứ theo Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá như sau:
Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;
...
Như vậy, trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà vợ chồng được chia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?