5 Mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật lớp 7? Học sinh lớp 7 cần ứng xử với thầy cô thế nào?
5 Mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật lớp 7?
Tham khảo 5 Mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật lớp 7 dưới đây:
Kỷ luật là việc tuân theo các nguyên tắc, luật lệ, và quy định nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng và hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Kỷ luật cũng giúp chúng ta có ý chí và sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn. Nó cũng giúp chúng ta định hình mục tiêu và tránh xa những thất bại trên đường đi. Nhờ tính kỷ luật, con người dần vượt qua được hạn chế của bản thân, loại bỏ thói xấu, phát triển phẩm chất tốt đẹp, nâng cao năng lực, và tăng khả năng thành công trong công việc cũng như cuộc sống. |
XEM THÊM: TẢI VỀ 4 Mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật lớp 7
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
5 Mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật lớp 7? Học sinh lớp 7 cần ứng xử với thầy cô thế nào? (Hình từ Internet)
Dàn ý viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật? Quy tắc ứng xử học sinh lớp 7 đối với thầy cô là gì?
Tham khảo dàn ý viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật dưới đây:
(1) Giải thích: Tính kỷ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc. (2) Bàn luận: - Sức mạnh của tính kỷ luật: - Hiểu được sức mạnh của tính kỷ luật, rèn luyện ý chí, quyết tâm chinh phục những điều lớn lao. Phê phán lối sống thiếu kỷ luật, vô tổ chức, sống thiếu nghị lực và quyết tâm. (3) Kết luận: Khái quát lại vấn đề. |
*Nội dung dàn ý viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính kỷ luật nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về quy tắc ứng xử của học sinh lớp 7 đối với thầy cô cụ thể như sau:
Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quy tắc ứng xử học sinh lớp 7 đối với thầy cô như sau:
- Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định.
- Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
Mục tiêu giáo dục của môn ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm thông tư 32?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ mục tiêu chung của môn Ngữ văn cụ thể như sau:
(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5? Kịch bản chương trình kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ 19 5?
- Ngày 18 tháng 5 là ngày gì? Ngày 18 5 2025 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 5 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Bảng danh sách lãnh đạo, quản lý xã, phường sau sáp nhập tỉnh 2025 gồm những đối tượng nào tại TPHCM theo Hướng dẫn 06?
- Mẫu Thông báo điều chỉnh mức lương và đóng BHXH của người lao động? Tiền lương đóng BHXH bao gồm những khoản nào?
- Link đăng ký tham gia diễu binh diễu hành Quốc khánh 2 9 và kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám?