Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chất lượng thịt heo thì mẫu lấy tối thiểu là bao nhiêu? Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng như thế nào?
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chất lượng thịt heo thì mẫu lấy tối thiểu là bao nhiêu?
Về nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2011/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 7. Lượng mẫu được lấy và phương pháp lấy mẫu
1. Đối với từng sản phẩm, lượng mẫu tối thiểu và tối đa được lấy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."
Chiếu theo quy định tại tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2011/TT-BYT quy định lượng mẫu được lấy tối thiểu là 150g và tối đa là 1.0kg đối với thịt heo.
Lưu ý:
1. Lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm.
Tùy thuộc vào mục đích của quá trình thanh tra, kiểm tra lượng mẫu lấy có thể được tăng hay giảm và loại sản phẩm không có trong mục trên có thể được lấy theo quyết định của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
2. Trong trường hợp không đủ để lưu mẫu, mọi thay đổi cần ghi rõ trong Biên bản lấy mẫu và Biên bản bàn giao mẫu.
Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng thịt heo như thế nào? (Hình từ internet)
Các vị trí được quy định để lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thịt heo được quy định thế nào?
Theo quy định tại Mục 6 và tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7925:2018 quy định về điểm và vị trí lấy mẫu kiểm nghiệm như sau:
* Đối với điểm lấy mẫu trên dây chuyền sản xuất
Các điểm lấy mẫu cần được chọn theo nguyên tắc dựa trên phân tích nguy cơ và tương ứng với xác suất phát hiện ô nhiễm cao hơn trong quá trình hoặc tại các điểm trong quá trình giết mổ, thích hợp để xác định mức độ vệ sinh các bước sản xuất cụ thể hoặc toàn bộ quá trình giết mổ.
Ví dụ về các điểm lấy mẫu như sau:
- sau máy đánh lông thân thịt (lợn);
- sau khi lột da (gia súc lớn, thú săn giết mổ trong lò mổ và các loài khác);
- sau khi bỏ nội tạng (tất cả động vật);
- ngay trước khi làm mát hoặc đông lạnh (tất cả động vật);
- sau khi làm mát hoặc đông lạnh (tất cả động vật);
- trong phòng làm mát (tất cả động vật).
Trong thời gian làm mát, tùy thuộc vào điều kiện của phòng làm mát, vi sinh vật có thể bị hư hỏng hoặc chết, các vi sinh vật chịu lạnh có thể phát triển quá mức hoặc có thể gắn chặt hơn vào thịt, dẫn đến kết quả đánh giá bị thấp.
Ảnh hưởng này sẽ giảm nếu thực hiện lấy mẫu ngay sau khi giết mổ.
* Các vị trí lấy mẫu trên thân để kiểm tra chất lượng thịt heo
- Các vị trí lấy mẫu được chọn phụ thuộc vào thực hành giết mổ, các biện pháp thực hành này khác nhau tùy theo động vật và lò giết mổ.
- Mục đích là để kiểm tra các vị trí có tỷ lệ nhiễm cao nhất và/hoặc mức độ ô nhiễm cao nhất (xem Bảng A.1). Hình A.1, Hình A.2 và Hình A.3 minh họa các vị trí thường được xác định là ô nhiễm cao hơn.
- Các vị trí lấy mẫu khác có thể được nêu cụ thể trong các quy định, các hướng dẫn thực hành hoặc trong các tiêu chuẩn cơ sở.
- Sự nhất quán lâu dài về các vị trí lấy mẫu là quan trọng để phát hiện những thay đổi trong cách quan sát trong một khoảng thời gian (phân tích xu hướng).
- Ưu tiên lấy mẫu thân thịt nhiều hơn tại các vị trí có nhiều khả năng bị ô nhiễm, hơn là ở nhiều vị trí trên mỗi thân thịt. Xác định tỷ lệ nhiễm trong các chương trình giám sát thường sẽ có lợi hơn so với từ các diện tích lấy mẫu lớn hơn.
Yêu cầu đối với người lấy mẫu kiểm tra chất lượng thịt heo như thế nào?
Về yêu cầu đối với người lấy mẫu theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2011/TT-BYT như sau:
Điều 3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm.
3. Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra.
4. Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Và theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì người lấy mẫu phải có trách nhiệm:
- Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu.
- Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?